CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN - WELCOME TO FORUM Quê hương: PhúThọ
TRÍ TUỆ TỎA SÁNG
Để xem đầy đủ thông tin trên diễn đàn, hãy đăng nhập, nếu bạn chưa phải là thành viên thì hãy đăng kí


Quê hương: PhúThọ My-Network-icon
TRÍ TUỆ TỎA SÁNG
Để xem đầy đủ thông tin trên diễn đàn, hãy đăng nhập, nếu bạn chưa phải là thành viên thì hãy đăng kí


Quê hương: PhúThọ My-Network-icon

TRÍ TUỆ TỎA SÁNG

Nơi cảm xúc thăng hoa, nơi khởi đầu hạnh phúc, nơi bình yên, khoảng lặng của tâm hồn và nơi chúng ta fall in love

 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Top posting users this month
No user
Thời sự

 

 Quê hương: PhúThọ

Go down 
Tác giảThông điệp
hongduong
Đại tướng
Đại tướng
hongduong


Tổng số bài gửi : 315
Reputation : 33
Join date : 10/08/2011
Age : 31
Đến từ : Đất Tổ Châu Phong

Quê hương: PhúThọ Empty
Bài gửiTiêu đề: Quê hương: PhúThọ   Quê hương: PhúThọ EmptyFri Jun 29, 2012 11:58 pm

Bắt đầu trước vậy!

Quê hương: PhúThọ
[Only admins are allowed to see this image]

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày Giỗ Tổ tháng 3 mùng 10


Phú Thọ được coi là vùng Đất tổ cội nguồn của Việt Nam. Tương truyền tại nơi đây các vua Hùng đã dựng nước nên nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt Nam, với kinh đô là Phong Châu, tức xung quanh thành phố Việt Trì ngày nay.
Thời Hùng Vương,nhà nước ta được chi thành 16 bộ, trong đó Phú Thọ thuộc bộ Văn Lang, trung tâm của nước Văn Lang.
Thời An Dương Vương với nhà nước Âu Lạc, Phú Thọ thuộc huyện Mê Linh.
Dưới thời Bắc thuộc (từ năm 111 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 10), Phú Thọ thuộc quận Mê Linh, Tân Xương, Phong Châu.
Thời kỳ phong kiến độc lập nhà Lí Trần, phân cấp hành chính của Việt Nam có sự thay đổi, chế độ quận, huyện thời Bắc thuộc được thay thế bằng các đạo (lộ, trấn, xứ, tỉnh), dưới đạo là các phủ, châu, huyện. Phú Thọ thuộc lộ Tam Giang.
Từ thời nhà Lê đến đầu triều nhà Nguyễn (1428 - 1891), phần lớn tỉnh Phú Thọ ngày nay thuộc tỉnh Sơn Tây trừ huyện Thanh Xuyên và huyện Yên Lập thuộc tỉnh Hưng Hoá (huyện Thanh Xuyên nay là 3 huyện Tân Sơn, Thanh Sơn và Thanh Thuỷ; huyện Yên Lập thuộc phủ Quy Hoá nay thuộc tỉnh Phú Thọ).
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà vua đã tiến hành cải cách hành chính, đổi tất cả các trấn trong nước là tỉnh, phân lại địa giới các tỉnh (điều chuyển một số huyện từ tỉnh nọ sang tỉnh kia), chia tách một số huyện lớn... Theo đó, trong địa bàn tỉnh Sơn Tây đã điều chuyển như sau:
Điều chuyển huyện Từ Liêm về tỉnh Hà Nội;
Điều chuyển huyện Tam Nông về tỉnh Hưng Hoá để làm tỉnh lỵ (tỉnh Hưng Hoá khi đó bao gồm toàn bộ diện tích các tỉnh vùng Tây bắc Việt Nam ngày nay).
Trong địa bàn tỉnh Hưng Hoá, năm 1833, tách huyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng thành hai huyện Thanh Sơn và Thanh Thuỷ.
Sau khi đánh chiếm Bắc Kỳ, hoàn thành việc xâm lược toàn bộ Việt Nam, thực dân Pháp lập ra các đạo quan binh, các quân khu, tiểu quân khu... để dễ dàng và chủ động đàn áp các phong trào kháng chiến. Theo đó, tỉnh Hưng Hóa với địa bàn rộng lớn ở vùng Tây Bắc Việt Nam đã được chia thành nhiều tiểu quân khu: tiểu quân khu Tuyên Quang, tiểu quân khu Lào Cai, tiểu quân khu Yên Bái, tiểu quân khu Vạn Bú; tiểu quân khu phụ Lai Châu (sau đổi thành các tỉnh dân sự Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu...).
Sau khi cắt đi 16 châu, 4 phủ và hai huyện Trấn Yên, Văn Chấn để thành lập các đạo quan binh, khu quân sự, tiểu quân khu, Toàn quyền Đông Dương đã điều chỉnh một số huyện của tỉnh Sơn Tây sang, cộng với các huyện còn lại để thành lập tỉnh Hưng Hoá mới.
Theo Điều I của Nghị định Toàn quyền Đông Dương ngày 8 tháng 9 năm 1891, tỉnh Hưng Hoá mới được thành lập gồm có:
Các huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ của tỉnh Hưng Hoá (huyện Thanh Thuỷ bỏ tổng Cự Thắng nhưng tăng thêm tổng Tinh Nhuệ của huyện Thanh Sơn).
Các huyện Sơn Vi, Thanh Ba và Phù Ninh của phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây.
Như vậy tỉnh Hưng Hoá mới thành lập có 5 huyện và là tiền thân của tỉnh Phú Thọ sau này.
Ngày 9 tháng 12 năm 1892 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển huyện Cẩm Khê nằm trong địa bàn tiểu quân khu Yên Bái về tỉnh Hưng Hoá mới; ngày 5 tháng 6 năm 1893 huyện Hạ Hoà tách khỏi tiểu quân khu Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hoá mới (trước đó ngày 9 tháng 9 năm 1891 Toàn quyền Đông Dương đã điều chuyển huyện Cẩm Khê và huyện Hạ Hoà thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây về tiểu quân khu Yên Bái).
Tiếp đó ngày 17 tháng 7 năm 1895, hai châu Thanh Sơn và Yên Lập thuộc khu quân sự Đồn Vàng chuyển về tỉnh Hưng Hoá mới.
Ngày 24 tháng 8 năm 1895 hai huyện Hùng Quan và Ngọc Quan của phủ Đoan Hùng thuộc tiểu quân khu Tuyên Quang thuộc đạo quan binh 3 Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hoá mới.
Năm 1900 thành lập thêm huyện Hạc Trì.
Ngày 5 tháng 5 năm 1903, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định thành lập thị xã Phú Thọ trên cơ sở làng Phú Thọ thuộc tổng Yên Phú, huyện Sơn Vi. Khi đó thị xã Phú Thọ nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Hưng Hoá lại có sân bay, đường sắt sang Trung Quốc và nhà ga nên Toàn quyền Đông Dương Paul Dumer đã quyết định chuyển tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Hoá (từ làng Trúc Phê huyện Tam Nông) lên thị xã Phú Thọ và đổi tên tỉnh Hưng Hoá thành tỉnh Phú Thọ. Khi đó tỉnh Phú Thọ gồm có 2 phủ (Đoan Hùng, Lâm Thao), 8 huyện (Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì) và 2 châu (Thanh Sơn, Yên Lập).
Như vậy, ngày 08/ 09/ 1891 được coi là ngày thành lập tỉnh Phú Thọ, còn ngày 05/ 05/ 1903 chỉ là ngày thành lập thị xã Phú Thọ và ngày đổi từ tên tỉnh Hưng Hoá thành tỉnh Phú Thọ.
Từ năm 1903 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, về cơ bản là đơn vị hành chính trong tỉnh không có những thay đổi lớn, chỉ có thay đổi tên gọi một số huyện và thành lập một số làng xã mới.
Ngày 22/ 07/ 1907, thành lập thị xã Việt Trì - thị xã thứ hai của Phú Thọ, chỉ có 4 khu phố, 293 hộ người Kinh, 30 hộ Hoa kiều.
Ngày 04 tháng 06 năm 1962 thành phố Việt Trì được thành lập theo quyết định số 65 của Hội đồng Chính phủ. Từ đây Việt Trì trở thành tỉnh lị của Phú Thọ.
Năm 1919 bỏ tên huyện Sơn Vi đổi gọi là phủ Lâm Thao. Cũng chính năm này hai huyện Hùng Quan và Ngọc Quan hợp nhất thành phủ Đoan Hùng.
Năm 1939, phủ Đoan Hùng chuyển gọi là châu Đoan Hùng. Cũng năm này huyện Thanh Ba đưa lên thành phủ Thanh Ba.
Đến năm 1940, tỉnh Phú Thọ bao gồm hai phủ: Lâm Thao, Thanh Ba; sáu huyện: Hạ Hoà, Cẩm Khê, Hạc Trì, Thanh Thuỷ, Tam Nông, Phù Ninh; ba châu: Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng; hai thị xã: Phú Thọ, Việt Trì và một thị trấn Hưng Hoá. Toàn tỉnh có 66 tổng, 467 làng xã, 22 phố.
Sau Cách mạng tháng Tám, về mặt hành chính nhà nước Việt Nam thống nhất gọi các phủ, châu, huyện là huyện, bỏ cấp tổng và tiến hành hợp nhất các làng nhỏ thành xã. Năm 1946, tỉnh Phú Thọ từ 467 làng cũ hợp nhất thành 106 xã mới. Do có xã quá lớn nên giữa năm 1947 chính phủ lại chia tách một số xã, đưa số xã từ 106 lên 150 xã.
Cũng năm 1947, 5 huyện hữu ngạn sông Thao là Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn và Yên Lập sát nhập vào khu 14 không thuộc tỉnh Phú Thọ. Đến tháng 2 năm 1948 khu 14 hợp nhất với khu 10 thành liên khu 10, 5 huyện hữu ngạn sông Thao lại trở về tỉnh Phú Thọ.
Ngày 26 tháng 1 năm 1968, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra nghị quyết số 504-NQ/TVQH tiến hành hợp nhất hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú, thành phố Việt Trì trở thành tỉnh lỵ của Vĩnh Phú.
Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua nghị quyết (ngày 26/11/1996) về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó có việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ chính thức được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997, ngay năm sau Phú Thọ được công nhận là tỉnh miền núi.
Khi tách ra, tỉnh Phú Thọ có diện tích 3.465,12 km², dân số 1.261.949 người, gồm 10 đơn vị hành chính cấp huyện: thành phố Việt Trì (tỉnh lỵ), thị xã Phú Thọ và 8 huyện Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Sông Thao, Thanh Sơn, Yên Lập, Tam Thanh, Phong Châu.
Năm 1999, huyện Phong Châu lại được tách thành hai huyện Phù Ninh và Lâm Thao
Tại nghị định số 61/2007/ NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Huyện Thanh Sơn được tách thành 2 huyện: Thanh Sơn và Tân Sơn .

Lịch sử và văn hóa

Phú Thọ có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hoá Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của dân tộc Việt. Di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ, khu di tích đền Hùng.


Lễ hội và địa danh văn hóa

[Only admins are allowed to see this image]

Ao Giời-Suối Tiên, một địa chỉ du lịch sinh thái và văn hóa gắn với truyền thuyết Lạc Long Quân-Âu Cơ
Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng Ba âm lịch). Các dân tộc ít người cũng có những đặc trưng văn hoá riêng của mình: người Mường có nhiều truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát xéc bùa, hát ví, hát đúm. Người Việt có hát xoan, hát ghẹo... Các lễ hội chính trong tỉnh có thể kể đến:
Lễ hội đền Hùng tổ chức tại Đền Hùng ngày 10 tháng Ba âm lịch, hiện đã được nâng lên thành quốc giỗ.
Lễ hội Gia Thanh
Hội Đào Xá
Hội đền Mẹ Âu Cơ (mùng 7 tháng 7 hàng năm tại xã Hiền Luơng)
Hội đình Cả
Hội chọi trâu Phù Ninh
Hội Chu Hóa
Hội mở cửa rừng
Hội đánh cá
Lễ Cầu tháng Giêng
Hội phết Hiền Quan
Hội Xoan
Hội đình nghè tổ chức tại xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa, vào ngày chính hội mùng 10 tháng giêng hàng năm.
Hội đền Nghè ở xã Năng Yên, Thanh Ba vào ngày mùng 7 tháng giêng hàng năm.

Làng nghề truyền thống
Xã Sai Nga huyện Cẩm Khê có nghề truyền thống là may nón lá. Đây là loại nón làm từ lá cọ. Trước đây khi nón lá còn thịnh hành tại làng nghề này nhà nào cũng may nón bán nhưng hiện nay khi cuộc sống, nhu cầu đã thay đổi, ít người còn làm. Ngoài ra còn có làng ủ ấm Sơn Vi ( huyện Lâm Thao ), làng làm bún Hùng Lô ( xã Hùng Lô - TP. Việt Trì ) đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống.

[Only admins are allowed to see this image]
Phong tục
Sau khi uống xong một chén rượu hay một cốc bia người dân Phú Thọ nói riêng và một số tỉnh miền Tây Bắc nói chung (Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai) thường bắt tay, thể hiện tình cảm và sự trân trọng với nhau.

Phú Thọ có một số sản vật địa phương khá đặc biệt:
Hoa quả: tại Đoan Hùng có bưởi Đoan Hùng (xưa còn gọi là bưởi Phủ Đoan với các giống bưởi Bằng Luân, bưởi Pôlênô (lai Mỹ), bưởi Lã Hoàng, bưởi Sửu, bưởi Chí Đám là ngon nhất, hầu hết đều có tép nhỏ, quả nhỏ, vỏ héo mềm, mọng nước ngọt và mát, là đặc sản bưởi vùng trung du Bắc Bộ. Tại Phường Tiên Cát - TP. Việt Trì có hồng Hạc (hay còn gọi là hồng Hạc Trì), là loại hồng không hạt quả to, mình vuông, tròn bằng, cát mịn và ăn giòn ngọt, xưa được coi như sản vật quí hiếm, xếp đứng đầu trong hàng ngũ hoa quả quý dùng để tiến vua. Hiện nay ở Thành phố Việt Trì chỉ còn duy nhất một cây hồng Hạc Trì cổ thụ
Sản vật trung du: vùng đất rừng cọ đồi chè Phú Thọ sản sinh những đặc sản địa phương bao gồm chè (chè búp, lá chè tươi và hạt chè nấu nước chè xanh). Quả cọ: dầu cọ chiết xuất từ thịt quả, rau giá ủ mầm từ hạt cọ. Sắn: lá sắn non muối dưa chua sau đó nấu canh (với tép sông hoặc với cá nhỏ).
Cá: với sông Hồng, sông Lô cùng một hệ thống nhiều suối, ẩm thực Phú Thọ có những loại cá nước ngọt đặc sản, trong đó có những loại cá quý hiếm như cá Anh Vũ xưa chỉ có ở vùng ngã ba sông Bạch Hạc, Việt Trì. Đây là loại cá sống ở đáy sông, ăn rêu đá, suốt mùa xuân hè ẩn trong hang và chỉ sang mùa thu đông mới ra ngoài, thời phong kiến thường dùng tiến vua. Trên sông Lô, sông Thao còn đánh bắt được nhiều cá lăng, và tại Việt Trì, dọc bờ sông có rất nhiều quán sử dụng loại cá da trơn đánh bắt tại chỗ này để làm các món ăn như chả cá, lẩu cá, cá hấp, cá nướng. Tại vùng sông Thao huyện Thanh Ba có cá cháy, một loại cá có hai buồng trứng to và rất ngon.
Thịt động vật: các món thịt chó Việt Trì và thịt chua làm từ thịt lợn lên men bằng thính gạo tại huyện Thanh Sơn là những món ăn được biết đến không chỉ trong tỉnh.
Rau: có thể kể đến rêu đá tại huyện Thanh Sơn làm từ các loại rêu vớt dưới suối, tẩm ướp và nướng. Bên cạnh đó là rau sắng, đặc sản của Vườn quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn.
Bánh: ẩm thực Phú Thọ có món bánh tai dân dã nhưng không kém phần đặc sắc. Đây là loại bánh có từ xa xưa với tên gọi bánh Hòn. Bánh tai có hình thù giống cái tai, là thứ bánh bột gạo tẻ, nhân thịt lợn ướp hành, dễ làm, là món ăn hòa quyện của các vị dẻo, giòn, bùi, ngọt, béo ngậy và thơm. Bánh tai có thể ăn thay cơm tẻ trên các mâm cỗ cưới, cỗ tết, đem bán hoặc làm quà biếu như một loại đặc sản địa phương.
Cơm: tại các vùng núi phía Bắc tỉnh thịnh hành món cơm lam làm từ gạo nếp nương, đặc biệt là món xôi cọ là loại xôi được đồ từ gạo nếp trộn với thịt quả cọ đã được om chín.

[Only admins are allowed to see this image]
Về Đầu Trang Go down
https://fallinlove.forumvi.com
hongduong
Đại tướng
Đại tướng
hongduong


Tổng số bài gửi : 315
Reputation : 33
Join date : 10/08/2011
Age : 31
Đến từ : Đất Tổ Châu Phong

Quê hương: PhúThọ Empty
Bài gửiTiêu đề: Bản Nguyên - Lâm Thao   Quê hương: PhúThọ EmptySat Jun 30, 2012 12:02 am

Xã BẢN NGUYÊN thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

BẢN NGUYÊN (本 原) có nghĩa là gì?
Âm “bản (bổn)”, người Hán có 9 cách viết, mang nghĩa khác nhau. Thời Nguyễn, các cụ chọn cho ta chữ 本. Chữ BẢN 本, nghĩa Hán cổ vẽ cái cây木 (mộc), đánh dấu phần “gốc” (本), để chỉ “thân và gốc cây”, mở rộng là “nền tảng, gốc rễ của sự vật, đối tượng, khái niệm...”, vốn có, nguồn gốc, bản quán (quê gốc) ...
Âm “nguyên”, người Hán có 10 cách viết, mang ý nghĩa khác nhau. Thời trước, các cụ đã chọn cho ta chữ 原. Chữ NGUYÊN 原, nghĩa Hán cổ vẽ “họng nước chảy từ vách núi”, (có bộ vách 厂, ô chữ nhật, 3 chấm thuỷ), để chỉ “nguồn nước”, xuất xứ; Mở rộng hơn để chỉ nơi bằng phẳng, rộng rãi, vùng bằng phẳng... do nguồn nước, nguồn nham thạch tạo ra (như đồng, cánh đồng, đồng bằng, bãi, bình nguyên, cao nguyên, bình địa…), vốn (từ trước, xuất thân, vốn là),... Người ta dùng chữ nguyên (原) này để tạo ra các từ ghép: nguyên gốc, nguyên văn, nguyên chất, nguyên do, nguyên giá, nguyên hàm, nguyên hình, nguyên lý, nguyên liệu, nguyên ngân (tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn- Kiều), nguyên quán, nguyên tắc, nguyên tác, nguyên tử, nguyên thủy, nguyên trạng, nguyên lão, ... Khác với chữ nguyên 元 trong từ nguyên thủ.
Từ lí giải trên, vận vào ngữ cảnh thì, Bản 本 là cái gốc, Nguyên 原 là vùng bằng phẳng, cánh đồng... Vậy BẢN NGUYÊN là cánh đồng gốc, ẩn nghĩa rộng là cánh đồng gốc của đồng bằng Bắc bộ.
Diễn đạt tương đương, Bản Nguyên là gốc của đồng bằng Bắc bộ.

Á NGUYÊN (稏 原) có nghĩa là gì?
Âm “Á”, người Hán có 16 chữ viết, nghĩa khác nhau. Các cụ chọn chữ 稏 gồm 2 phần. Phần chỉ định phát âm là “á” 亜/亞, phần qui định nghĩa của âm “á” là bộ hoà 禾 vẽ cây lúa. Nói gọn lại, chữ 稏 đọc là “á”, mang nghĩa là cây lúa.
Chữ NGUYÊN 原, như trên đã dẫn, là vùng bằng phẳng, cánh đồng...
Vậy, Á NGUYÊN viết, đọc kiểu Hán là LÚA – ĐỒNG; Theo tiếng Việt là ĐỒNG LÚA (Nguyên Á).

BÃI Á ( 稏) có nghĩa là gỉ?
Âm bãi, người Hán có 5 cách viết 罷/罢/襬/摆/捭 mang nghĩa ngừng, nghỉ, thôi đi (bãi chức, bãi thị) ... khó ăn nhập với ngữ cảnh. Chữ BÃI cụ Bính dùng, có điểm khác 5 chữ trên. Ngoài chữ 罷 với bộ võng 网 để chỉ định phát âm là “bãi”, cụ thêm bộ hòa 禾 chỉ cây lúa. Âm BÃI theo nghĩa Việt là khoảng đất bằng phẳng ven biển, ven sông, nổi giữa sông hoặc khoảng đất có thuộc tính đặc biệt như bãi mìn, bãi chiến trường, bãi tập, bãi thử ô tô...
Chữ Á ở trên đã diễn giải.
Vậy, theo cái “hồn quê” còn gọi là bản sắc, BÃI Á 稏 có thể hiểu là BÃI (cấy) LÚA, tương đương ~ ĐỒNG LÚA.
Đây là tên cổ nhất, “Thần tích” của Nguyễn Bính năm 1572 xác nhận, địa danh này ít nhất có từ thời Hùng Duệ Vương. Bản chất là, mượn chữ Hán biểu âm, thứ tự âm trong câu vẫn thuần Việt (thuộc tính, tính từ sau danh từ trung tâm).

THÀNH CHU mang nghĩa là gì?
Chưa tìm được văn tự chữ Hán viết về Thành Chu nên chưa rõ các cụ viết chữ THÀNH CHU thế nào, xin nêu vài thông tin tham khảo.
Âm “THÀNH” trong Hán ngữ có 6 chữ. Nếu viết THÀNH 成, có bộ qua 戈, nghĩa là thành công, thành lập. Nếu viết THÀNH 城, có bộ thổ 土, nghĩa là tường thành (bằng đất) bao quanh đô ấp để phòng vệ. Nếu viết THÀNH 誠/诚, có bộ ngôn, nghĩa là chân thành…
Âm CHU trong Hán ngữ có 15 chữ, xin lấy chữ số 1, 周, trong từ “chu vi”, vẽ tượng hình giống như thửa ruộng trồng cấy, có bờ bao. Mở rộng là “chu đáo”, “chu tất”...
Phải chăng THÀNH CHU viết là 城周, chỉ bản sắc xưa kia cụ nào đó lập ấp, có đắp tường bao quanh?

QUỲNH LÂM là gì?

Chưa tìm được văn tự chữ Hán viết về Quỳnh Lâm nên chưa rõ các cụ viết chữ Quỳnh Lâm thế nào, xin nêu vài thông tin tham khảo.
Nghe kể, phần lớn đất làng (kẻ) QUỲNH trước kia là rừng. Lớn lên, chăn thả trâu trên đồng, chúng tôi vẫn tránh nắng dưới tán các cây gạo cổ thụ vùng Quán Bào, hoa đỏ rực rỡ,... Cây gạo, người Hán gọi là 紅綿 - hồng miên (hoa đỏ).Từ cảm nhận đó, từ 7 chữ Hán âm ‘quỳnh”, xin chọn chữ số 5, 琼, có bộ ngọc, gắn kết vào phần chính chữ Nguyên (ô cửa chữ nhật, 3 chấm thuỷ氵), phía trên là mái nhà chung宀 (bộ miên), nghĩa Hán gốc là viên ngọc quỳnh, viên ngọc màu đỏ.
Loại bỏ 3 chữ quỳnh 煢/惸/茕 đều mang nghĩa: côi cút, không nơi nương tựa... và chữ quỳnh 睘, có bộ mục目, mang nghĩa mắt nhìn kinh sợ (gườm gườm)…
Từ 9 chữ LÂM, xin chọn chữ số 1, 林, vẽ hai cái cây, nghĩa Hán gốc là rừng, hoặc chữ LÂM số 5, 琳, thêm bộ ngọc là rừng gỗ quí.
Loại bỏ: chữ 淋, có bộ thuỷ氵, là LÂM li, sướt mướt; Chữ LÂM 临, có bộ dao刀/刂, là LÂM trận; Chữ LÂM 痳 có bộ nạch 疒(ốm yếu) là lâm bệnh, lâm thời; Chữ LÂM 臨 có bộ thần 臣 (bầy tôi) là ở trên soi xuống (bệ hạ giá lâm); sát, gần kề, (lâm chung = sát lúc mất)...
Vậy, QUỲNH LÂM, 琼 林/琳, mang bản sắc (linh hồn) là rừng hoa đỏ?.
Hiện ở Quỳnh Lâm còn mấy cây gạo cổ thụ, hoa đỏ rực rỡ, bông bay trắng làng, nếu có tầm gửi thì càng quí, xin cố giữ gìn.
Cách diễn giải trên là hướng theo truyền thống, địa danh mang bản sắc thiên nhiên, nhân tạo tại chỗ. Địa danh có linh hồn. Hi vọng phỏng đoán là đúng như đã đoán chữ Bản Nguyên.

[Only admins are allowed to see this image]
Trụ sở UBND xã Bản Nguyên

[Only admins are allowed to see this image]
Đình làng Bản Nguyên

[Only admins are allowed to see this image]
Đồng Bản Nguyên

[Only admins are allowed to see this image]
Bãi ngô Quỳnh Lâm
Về Đầu Trang Go down
https://fallinlove.forumvi.com
 
Quê hương: PhúThọ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Quê hương tôi
» Hướng dẫn tán gái!!!!!
» FFSJ 3.3 phần mềm Việt tách ghép file
» Bên kia bờ ảo vong - Dương Thu Hương
» Hướng Về Nhật Bản - Various Artists

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TRÍ TUỆ TỎA SÁNG :: Phòng tán gẫu và kết bạn :: Quê Hương Mỗi Người chỉ Một...-
Chuyển đến