CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN - WELCOME TO FORUM Lịch sử bóng đá !!!
TRÍ TUỆ TỎA SÁNG
Để xem đầy đủ thông tin trên diễn đàn, hãy đăng nhập, nếu bạn chưa phải là thành viên thì hãy đăng kí


Lịch sử bóng đá !!! My-Network-icon
TRÍ TUỆ TỎA SÁNG
Để xem đầy đủ thông tin trên diễn đàn, hãy đăng nhập, nếu bạn chưa phải là thành viên thì hãy đăng kí


Lịch sử bóng đá !!! My-Network-icon

TRÍ TUỆ TỎA SÁNG

Nơi cảm xúc thăng hoa, nơi khởi đầu hạnh phúc, nơi bình yên, khoảng lặng của tâm hồn và nơi chúng ta fall in love

 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Top posting users this month
No user
Thời sự

 

 Lịch sử bóng đá !!!

Go down 
Tác giảThông điệp
hongduong
Đại tướng
Đại tướng
hongduong


Tổng số bài gửi : 315
Reputation : 33
Join date : 10/08/2011
Age : 31
Đến từ : Đất Tổ Châu Phong

Lịch sử bóng đá !!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Lịch sử bóng đá !!!   Lịch sử bóng đá !!! EmptyFri Jun 22, 2012 7:27 am

Tóm tắt lịch sử môn bóng đá

chúng ta nói thêm một chút về bóng đá nha
Theo những nhà nghiên cứu bóng đá trên thế giới khẳng định bóng đá đã có lịch sử hình thành từ lâu đời và được chia ra làm các thời kỳ:

Thời trước công nguyên và công nguyên
Nhằm mục đích phát triển các khả năng vận động để duy trì sự sống và xuất phát từ nhu cầu giải trí văn hoá, con người đã biết tổ chức các trò chơi có hình thức gần với môn bóng đá sau này, sử dụng các vật thể có hình dáng thô sơ (tròn hoặc dẹt), bằng nhiều loại nguyên liệu (quả bưởi, cuộn rơm, búi cỏ được bọc bằng da hay bong bóng bò).

Thời kỳ công nguyên đến thế kỷ 19

Lịch sử cũng ghi nhận nhiều trò chơi có những điểm tương đồng với môn bóng đá. Hoàng đế La Mã Jules César có cho phép và đã cổ vũ hai làng chơi tranh nhau một quả bóng mang vào một đích. Bên nào thực hiện được nhiều hơn bên đó thắng, bên thua bị đòn. ở Italia thế kỷ thứ 17 môn chơi này phát triển ở thành phố Florence và ở Pháp môn này cũng phổ biến. Người Pháp gọi nó là soule còn ở Italia là calcio. Ngày nay ở Italia người ta vẫn còn gọi bóng đá là Calcio.

Thời kỳ mới
Thế kỷ 19 với tất cả những chuyển biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã nảy sinh và phát triển nhiều hoạt động văn hoá.
Đã có một nhà nghiên cứu lịch sử bóng đá châu Âu khẳng định về lịch sử bóng đá rằng: Bóng đá là con đẻ của cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất là kế tục bóng dáng của những cuộc chơi thời tiến sử, tiếp tục triển khai sáng tại các môn Soule, Calcio... bóng đá đã tái sinh, tự lập và sáng tạo ở ngoại ô Luân Đôn, tại xóm công nhân công nghiệp và những trường trung học ở Luân Đôn.

Sau nước Anh một thời gian, các nước châu Âu như Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha lần lượt xuất hiện bóng đá.
Các mốc lịch sử phát triển bóng đá hiện đại:
Ngày 26/10/1963, trong một cuộc chơi tại trường trung học Rugby, hai đội đang chơi thì có một cầu thủ mang bóng bằng tay chạy vào cầu môn và làm nổ ra một cuộc tranh cãi. Người ta đi đến quyết định rằng phải chơi bóng bằng chân, được phép dùng đầu, thân người, trừ tay (kể cả thủ môn). Cũng trong buổi chiều đó, hội bóng đá được thành lập và nó đã tồn tại ở nước Anh từ đó cho đến nay.

1886: Cầu thủ không bị phạt việt vị nếu có ba cầu thủ đối phương xuất hiện gần sát khung thành của họ hơn so với anh ta.

1871: Thời gian trận đấu thu lại trong 1,5 tiếng đồng hồ. Thủ môn được phép bắt bóng bằng tay, nhưng chỉ trong khu vực của khung thành.
1872: Xuất hiện phạt góc

1877: Không có việt vị nếu bóng từ chân cầu thủ đối phương bay đến.

1878: Trọng tài ra sân bóng có còi. Trước kia trọng tài cùng với các trọng tài phụ chỉ được phép đứng ngoài sân bóng để giải quyết những tranh cãi của các cầu thủ khi họ yêu cầu

1882: Thời gian trận đấu được chia làm hai hiệp, có nghỉ giải lao. Sau nghỉ, hai đội đổi sân.

1891: Phía sau khung thành có lưới

1892: Xuật hiện luật phạt penalty 11 m.

Người phát minh ra quả phạt penalty là một người Ailen tên là Rid. Lúc đầu quả phạt này được sút từ bất cứ góc nào miễn là với khoảng cách đến khung thành là 11m. Sau đó quy định: Thủ môn không được đứng gần bóng ở khoảng cách dưới 5,5m.

1903: khi khu vực 16m50 được quy định thì xuất hiện chấm phạt 11 m, không được xê xích.

1923: xuất hiện đường vạch tròn phía sau khu vực 16m50 bắt buộc các cầu thủ phải đứng ở đó khi thực hiện quả phạt.

1929: quy định thủ thành trong quả đá phạt penalty phải đứng trên đường vạch cầu môn. Sau đó ít lâu lại quy định: quả penalty có thể được thực hiện trên bất cứ điểm nào thuộc khu vực 16m50.

1894: Thủ môn được phép dùng tay trong khu vực 16m50.

1900: Trọng tài được phép ra sân để điều khiển trận đấu.

1903: Luật quy định quả phạt trực tiếp được thực hiện bằng quả sút thẳng vào khung thành của đối phương.

1907: xuất hiện phạt việt vị chỉ xảy ra ở phía sân của đối phương.

1909: Thủ thành buộc phải mặc trang phục khác màu với các cầu thủ đồng đội.

1913: Các cầu thủ của đội bóng đang trong tình thế phòng ngự phải đứng cách bóng 9m khi đá phạt trực tiếp hoặc đá phạt tự do.

1923: Quả sút phạt góc trực tiếp rót thẳng vào cầu môn được tính.

1935: Không bị phạt việt vị nếu trước cầu thủ tiền đạo không phải là ba, mà là hai cầu thủ phòng ngự (kể cả thủ thành).

1939: Trên những chiếc áo cầu thủ có đeo số.
bạn nào biết thêm thì tiếp tục
Về Đầu Trang Go down
https://fallinlove.forumvi.com
hongduong
Đại tướng
Đại tướng
hongduong


Tổng số bài gửi : 315
Reputation : 33
Join date : 10/08/2011
Age : 31
Đến từ : Đất Tổ Châu Phong

Lịch sử bóng đá !!! Empty
Bài gửiTiêu đề: 1 số thông tin thú vị khác   Lịch sử bóng đá !!! EmptyFri Jun 22, 2012 7:37 am

Tại sao các câu lạc bộ có cái đuôi ‘United’?

’United’ có nghĩa là các thành viên đều thống nhất tập hợp lại dưới một cái tên chung. Họ cùng vì một mục đích muốn phát triển cái tên chung đó. Ví dụ như, một số CLB ở Newcastle vào những năm 1880, bao gồm Newcasttle East End và Newcastle West End. Khi East End tiếp quản sân St James’ Park của West End năm 1892, họ mới quyết định là mang một cái tên chung cho tất cả các CĐV trong thành phố. Do vậy cái tên Newcastle United ra đời. Còn trong trường hợp khác, tuy không phải là chuyện sáp nhập hay chung tên thì cũng là hướng đến vì các CĐV của địa phương. Nổi tiếng nhất đó là CLB Newton Heath FC đã đổi tên thành Manchester United vào năm 1902.
Một số các CLB khác cũng có tên ‘United’

Central United FC, New Zealand
West Ham United, Anh
Arcadia United, Zimbabwe
Ayr United, Scotland
Ballymena United, Bắc Ireland
Cambridge United, Anh
Caps United, Zimbabwe
Carlisle United, Anh
Christchurch United, New Zealand
Colchester United, Anh
D.C. United, USA
Drogheda United, CH Ireland
Dundee United, Scotland
Fontenoy United, Grenada
Galway United, CH Ireland
Geylang United, Singapore
Gladstone United, Australia
Gombe United, Nigeria
Hartlepool United, Anh
Hazard United, Jamaica
Jasper United, Nigeria
JEF United, Japan
Kwara United, Nigeria
Leeds United, Anh
Leventis United, Nigeria
Mathare United, Kenya
MDC United, Malawi
Newcastle United, Anh
North Shore United, New Zealand
Okwahu United, Ghana
Oxford United, Anh
Peterborough United, Anh
Pettah United, Sri Lanka
Plateau United, Nigeria
Rotherham United, Anh
Scunthorpe United, Anh
Seba United, Jamaica
Sheffield United, Anh
Southend United, Anh
St Michel United, Seychelles
Sunrise Flacq United, Mauritius
Supersport United, Nam Phi
Suzuki Newtown United, St Kitts & Nevis
Sydney United, Australia
Torquay United, Anh
Udoji United, Nigeria
United Petrotin, Trinidad & Tobago

Tại sao các câu lạc bộ có cái đuôi ‘City’

Các CLB có đuôi ‘City’ đa số thuộc ở Anh, ‘City’ ở đây có lẽ mang ngữ cảnh là đại diện chính thức cho Thành phố đó. Về mặt lý thuyết bất kỳ một CLB nào cũng có thể gắn cho mình cái tên ‘United’ đằng sau. Tuy nhiên, không phải CLB nào trực thuộc thành phố đó đều gọi là ‘City‘. Chẳng hạn không có CLB nào có tên Glasgow City (scotland) hay Liverpool City (Anh).

Một số CLB có tên ‘City’:

London City, Canada
Bristol City, Anh
Manchester City, Anh
Adelaide City, Australia
Awassa City, Ethiopia
Birmingham City, Anh
Bradford City, Anh
Brechin City, Scotland
Cardiff City, Wales
Chester City, Anh
Cork City, CH Ireland
Coventry City, Anh
Derry City, CH Ireland
Exeter City, Anh
Hull City, Anh
Leicester City, Anh
Lincoln City, Anh
Norwich City, Anh
Stoke City, Anh
Swansea City, Wales
Waitakere City, New Zealand
York City, Anh


Các CLB có tên ‘Athletic’

Các CLB này không có dính dáng gì đến điền kinh cả, chỉ mang tinh thần của môn thể thao đó mà thôi: nhanh hơn, xa hơn. Nhưng không phải cứ cótên mạnh mẽ như thế là thi đấu xuất sắc, bằng chứng là các CLB có tên này đều đang rất **** đốn, chưa biết bao giờ mới lên hạng (trừ Charlton Athletic)

Oldham Athletic, Anh thành lập năm 1895
Forfar Athletic, Scotland thành lập năm 1881
Athletic Club, TBN
Charlton Athletic, Anh
Cork Athletic, CH Ireland
Djoliba Athletic, Mali
Dunfermline Athletic, Scotland
Lija Athletics, Malta
St Patrick's Athletic, CH Ireland
Wigan Athletic, Anh
Hull City AFC, Anh

Những CLB ngoài nước Anh có mang tên thuần Anh

Một số CLB nổi tiếng TG được thành lập bởi sự góp đỡ của những người Anh sống và làm việc ở những quốc gia đó vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Tên của CLB thường cho ta biết gốc gác, xuất xứ của CLB. Một số thì chỉ đơn giản là có ‘Made in England’

AC Milan (1899)
được thành lập bởi một người Anh, Alfred Edwards, do vậy tên của đội bóng thành Milano đã bị Anh hoá thành Assocazione Calcio Milan (tên nửa Ý, nửa Anh!).
Tương tự như vậy, CLB lâu đời nhất Italia, Genoa được thành lập bởi người Anh năm 1893, mặc dù tên tiếng Ý của thành phô là Genova

Athletic Club de Bilbao (1898)
được thành lập bởi sự sát nhập của 2 CLB địa phương trong đó có thành viên người Anh, CLB xứ Basque (TBN) đã quyết định chọn tên ‘athletic’ thay vì tiếng TBN ‘athletico’

River Plate
CLB ”Dòng sông bạc” nổi tiếng của Buenos Aires, tên tiếng TBN là Rio de la Plata
Ngay cả tên Boca Juniors cũng thuần Anh

Red Star (1897)
Đây là CLB lâu đời của Paris được thành lập bởi Jules Rimet (thành viên sáng lập FIFA)
’Sao đỏ’ hiện nay đang chơi ở giải hạng 3 của Pháp

Corinthians (1910)
CLB thuộc thành phố Sao Paolo, Brazil


Màu sắc trong bóng đá

Ở Tây Ban Nha, CLB được mệnh danh là ‘những người làm đệm’ vì áo thi đấu của họ có màu sọc đỏ trắng, giống màu của những chiếc đệm

Aletico Madrid, TBN
Là CLB được khán giả ủng hộ nhiều chỉ xếp thứ 2 sau Real, Aletico luôn luôn phải phấn đấu cật lực để vượt qua cái bóng khổng lồ của ‘Những chú kền kền trắng’. Aletico đang trong quá trình tìm lại ánh hào quang xưa. Họ đã từng 9 lần vô địch Tây Ban Nha và có ông chủ tịch nổi tiếng là ‘Điên khùng’ Gesus Gil

Sunderland, Anh
gần đây họ đã từ bỏ sân bóng đá cũ là Roker Park để chuyển đến sân The Light-một trong những SVĐ lớn nhất và đẹp nhất của bóng đá Anh

Những CLB có sắc phục trắng-đỏ:

Aalborg Boldspilklub af (1885), Đan Mạch
Athletic Bilbao, TBN
Brentford, Anh
Cannes, Pháp
Cheltenham Town, Anh
Clyde, Scotland
Crvena Zvevda, Nam Tư
Exeter City, Anh
Fortuna Dusseldorf, Đức
1FC Koeln, Đức
Lincoln City, Anh
Olympiakos, Hy Lạp
Royal Antwerp FC, Bỉ
PSV, Hà Lan
Sheffield United, Anh
Southampton, Anh
Sparta, Hà Lan
Stoke City, Anh
Tromso, Na Uy
Vicenza, Italy


Sọc trắng xanh
Gần đây, các CLB của Anh thường chơi không thành công trong màu áo này. Vào mùa bóng 1999-2000, đội bóng cuối cùng mặc sắc phục sọc xanh trắng ở giải PL là Sheffield Wednesday, nhưng câu lạc bộ này đã xuống hạng. Tuy nhiên, không phải là màu áo này không đem lại may mắn như vậy. Deportivo La curona đã chứng tỏ điều đó bằng chức vô địch giải Prima Liga cũng mùa bóng 1999-2000.

Argentina
Nhắc tới màu áo này không thể không nhắc tới đội tuyển Argentina. Đội bóng đã từng 2 lần vô địch Thế giới và là lò sản sinh ra các thế hệ cầu thủ xuất sắc của bóng đá Thế giới. Năm 1978, trước 77000 người hâm mộ Mario Kempes và Bertino đã ghi hai bàn thắng vào lưới Hà Lan đem lại chức vô địch Thế giới cho đất nước ngay tại quê nhà – Buenos Aires. 8 năm sau, Argentina lặp lại chiến công tại Mexico 1986. Và cũng tử đó, Thế giới biết đến vị Chúa của Bóng đá – Maradona.

Một số đội có sắc phục sọc Xanh-Trắng

Brighton and Hove Albion, Anh
Chester City, Anh
Colchester United, Anh
Coleraine FC Ai Len
De Graafschap, Hà Lan
Deportivo La Coruna, TBN
Halifax Town, Anh
Hartlepool United, Anh
Hertha BSC, Đức
HJK, Fần Lan
Huddersfield Town, Anh
IFK Goteborg, Thuỵ Điển
Kilmarnock, Scotland
Odense Boldklub, Đan Mạch
Porto, BĐN
Racing Club, Argentina
Real Sociedad, TBN
Sheffield Wednesday, Anh
Slovan Bratislava, Slovakia
West Bromwich Albion, Anh


Màu xanh lá cây

Trong bóng đá, có một luật bất thành văn là áo thi đấu của các cầu thủ, trọng tài, màu quả bóng và cả màu sân đấu phải được phân biệt một cách rõ ràng, để khán giả có thể tiện theo dõi. Do vậy, ở châu Âu, có ít các đội bóng có màu xanh lá cây vì giống với màu cỏ. Tuy nhiên, ở châu Phi màu xanh lá cây có vẻ phổ biến hơn. Theo các chuyên gia về màu sắc, màu xanh lá cây tượng trưng cho sự bền bỉ, gan lỳ, ngoan cường, bất khuất, rực rỡ, kiêu hãnh, tràn đầy sức mạnh.
Mãi đến năm 1911, Burnley, CLB hạng nhất của Anh, là đội bóng đầu tiên thi đấu trong trang phục xanh lá cây! Họ quyết định mặc màu áo này để đối chọi với CLB Aston Villa (sắc phục: Đỏ Bordeaux-Xanh dương), sau khi có người nói màu xanh lá cây là màu không đem lại may mắn.

Cameroon
Một trong những đội bóng lớn nhất của châu Phi là đội tuyển Cameroon. Cameroon trở thành đội bóng đầu tiên của châu Phi có mặt ở vòng Tứ kết World Cup Italia’90. Họ đã đánh bại nhà đương kim vô địch Thế giới lúc đó là đội tuyển Argentina ở trận khai mạc giải.
Ở các kỳ World Cup tiếp theo, Cameroon lọt được vào vòng chung kết nhưng thi đấu không thành công. Trong trận chung kết Cup vô địch châu Phi CAN 2000, những chú “Sư tử bất khuất” đã đánh bại những chú “Đại bàng” Nigeria, cũng là đội có trang phuc xanh lá cây

Panathinaikos
Panathinaikos được thành lập vào đầu thế kỷ 20 (1908) bởi một người Anh, nhưng mang một cái tên thuần Hy Lạp.
Biểu tượng của CLB là hình một cái cây có 3 lá (shamrock-tôi cũng ko biết là cây zì) và màu đặc trưng dễ nhận thấy là bộ trang phục xanh lá cây của họ. Panathinaikos đoạt cả thay 18 danh hiệu các loại, đội cũng đã lọt vào trận Chung kết cúp châu Âu năm 1971. Thành công này đạt được nhờ sự dẫn dắt của danh thủ Puskas, ngôi sao của ĐT Hungary và CLB Real Madrid.

Một số đội bóng có trang phục xanh lá cây:

Đội tuyển Ai Len
Đội tuyển Bắc Ai Len
Đội tuyển Mexico
Đội tuyển Belarus
Colorado Rapids, Mỹ
Ferencvaros, Hungary
Glentoran FC, N. Ai Len
Glostrup FK, Đan Mạch
Hibernian, Scotland
Legia Warsaw, Ba Lan
Maccabi Haifa, Israel
Northwich Victoria, Anh
Plymouth Argyle, Anh
Rapid Vienna, Áo
Sociedade Esportiva Palmeiras, Brazil
S.E. Palmeiras, Brazil
St Etienne, Pháp
Yeovil Town, Anh


Màu trắng

Màu trắng là màu biểu trưng cho cái chết và nỗi sợ hãi, băng tuyết và sự lạnh lẽo; là sự ngây thơ và tinh khiết. Nhưng, màu trắng cũng nhanh chóng bị nhuốm bẩn khi các đội thi đấu trong trời mưa, hay mùa đông.
Màu trắng là màu còn có thể tượng trưng cho chủ nghĩa anh hùng, là màu nổi bật giữa đám đông bởi sự tương phản của nó. Màu trắng cũng rất được ưa thích ở những xứ sở nhiệt đới, bởi vì nó tán xạ nhiệt, giúp cho các cầu thủ cảm thấy mát hơn khi trời nóng.
Vào thời kỳ sơ khai của bóng đá, vào giữa thế kỷ 19, màu trắng là màu phổ biến nhất trong việc lựa chọn trang phục thi đấu của các đội bóng. Hầu hết các chàng trai đều có ít nhất một chiếc áo thi đấu màu trắng.
Một số đội có những biến tấu cho những chiếc áo trắng của mình. Ví dụ, để phân biệt với một đội bóng cùng thành phố cũng có áo thi đấu màu trắng, River Plate kẻ thêm một sọc chéo màu đỏ qua vai. Màu áo này còn được sử dụng cho tới tận bây giờ.
Ở nước Anh, những năm 70, việc ra sân với màu áo trắng đối với các đội khách là một sự khó khăn. Đơn giản bởi đội chủ nhà đã chiếm nó trước rồi.
Vào năm 1961, khi Don Revie lên nắm chức chủ tịch CLB Leed United, ông liền thay màu hiện tại (xanh-vàng) bằng bộ trang phục toàn màu trắng giống như Real Madrid (hồi đó Real Madrid đang làm mưa làm gió trên đấu trường châu Âu) với mong muốn đội bóng sẽ hấp dẫn & hiện đại hơn như là Real!

Leeds United
Vào những năm 70, Leeds là một trong số những CLB hàng đầu của nước Anh, đoạt cúp UEFA năm 1971, cúp FA năm 1972 và cúp Liên đoàn 1974-1974.
Trong suốt những năm 90, đội hình thi đấu của Leeds toàn những cầu thủ trẻ do một HLV cũng còn rất trẻ là David O’Leary. Lối chơi tấn công giúp họ đạt được một số thành công (Vô địch PL 1992) và dự cúp C1 mùa bóng 2000-01.

Real Madrid, TBN
Có thể nói gì về CLB xuất sắc nhất trong thế kỷ 20?
Đến năm 2000, Real đã giành tổng cộng 27 lần chức vô địch Prima Liga và cúp Châu Âu (bây giờ gọi là cúp của Những nhà vô địch-C1). Real cũng là CLB giành nhiều cúp C1 nhất, là bá chủ châu Âu những năm 50 (5 năm liền). Real có thể lại là CLB xuất sắc nhất thế kỷ tới? Hiện tại đội hình của ‘Những chú kền kền trắng’ gồm toàn các siêu sao thế giới (“6 giải thiên hà”) mà các CLB muốn có chỉ trong mơ.
Màu áo thi đấu của họ cũng đã quá nổi tiếng với các CĐV. Mùa bóng 1999-2000, họ đã bán được 700.000 chiếc áo đấu!

Một số đội bóng có trang phục màu trắng

Đội tuyển Anh
Đội tuyển Mỹ
Đội tuyển New Zealand
Airdrieonians, Scotland
Auxerre, Pháp
Ayr United, Scotland
Bolton Wanderers, Anh
Borussia Mönchengladbach, Đức
Bury, Anh
Clyde, Scotland
Derby County, Anh
Dumbarton, Scotland
Dynamo Kiev, Ukraine
FC Copenhagen (FC København), Đan Mạch
FC Hajduk Split Croatia
Fulham, Anh
IFK Norrkoping, Thụy Điển
Iona FC, Ai Len
Port Vale, Anh
Preston North End, Anh
Santos FC, Brazil
Swansea City, xứ Wales
Tottenham Hotspur, Anh
Tranmere Rovers, Anh
Valencia, TBN
Vancouver Whitecaps FC, Canada
Hoàng Anh Gia Lai, Việt Nam


Màu vàng


Các chuyên gia về màu sắc cho rằng màu vàng tượng trưng cho sự vui vẻ, lạc quan, lộng lẫy, rực rỡ. Đội bóng nổi tiếng nhất có trang phục màu vàng dĩ nhiên là đội tuyển Brazil. Các CLB có trang phục màu vàng rất phổ biến ở Hà Lan và NaUy nhưng thật đáng ngạc nhiên, rất ít xuất hiện ở các giải đấu cao nhất của Áo, Anh, Hungary, Ai Len, Ý, TBN và Thuỵ Điển. Điều này có thể lí giải là bởi ở Tây Âu, người ta quan niệm rằng màu vàng đi cùng với sự nhút nhát. Thật khó tin là trong lịch sử của giải hạng nhất hay Premier League, chưa từng có CLB nào bước lên bục cao nhất trong trang phục màu vàng! (trừ Wolverhampton Wanderers với trang phục màu vàng kim).

Romania đã tham gia 7 kỳ World Cup và 3 kỳ Euro, nhưng thành tích lớn nhất mà họ đạt được là lọt vào vòng Tứ kết World Cup ’94 tại Mỹ.
Các cầu thủ Rumani nổi tiếng về kỹ thuật tuyệt vời, với hầu hết các tuyển thủ quốc gia đang thi đấu tại nước ngoài. (các nước Đông Âu thường sản sinh ra những nhạc trưởng tài ba và giàu kỹ thuật )
Có lẽ cầu thủ nổi tiếng nhất của Rumani là Georghi Hagi, cầu thủ được mệnh danh là ‘Maradona của vùng Carpat’. Hagi đã từ giã sự nghiệp quốc tế sau Euro 2000 với thành tích 113 lần khoác áo đội tuyển Quốc gia.

Một số đội bóng trong trang phục màu vàng

ĐTQG Brazil
ĐTQG Litva
ĐTQG Thuỵ Điển
AEK Athens, Hy Lạp
Albion Rovers, Scotland
Alloa Athletic, Scotland
Al Wasl, UAE
Barnet, Anh
Borussia Dortmund, Đức
Brondby, Đan Mạch
Cambridge United, Anh
ChievoVerona, Ý
Coloumbus Crew, Mỹ
East Fife, Scotland
Fenerbahce, TNK
Galatasaray, TNK
Las Palmas, TBN
Livingston FC, Estonia
Luton, Anh
Maccbi-Natanya, Israel
Mansfield, Anh
Nantes, Pháp
Oxford United, Anh
Sport Clube Beira Mar, BĐN
Sutton United, Anh
Torquay United, Anh
Villarreal FC, TBN
Watford, Anh
Young Boys, Thuỵ Sỹ
Norwich City, Anh


Trong thế giới bóng đá có rất nhiều điều tưởng như nhỏ nhặt nhưng rất thú vị, ví như hai cái tên Athletic Bilbao và Aletico Madrid cùng của Tây Ban Nha mà đã thấy khác nhau rồi, hay xuất xứ các CLB, mối duyên nợ giữa các đội bóng…. nói chung là tất cả những gì liên quan đến bóng đá mà chúng ta có thể chưa biết. Do vậy chúng tôi muốn mở mục này mong mọi người đóng góp nhiều câu chuyện, chi tiết thú vị xung quanh trái bóng tròn.
Đồng thời đây có thể là nơi để ta có thể hỏi những điều chưa biết mà muốn biết hay muốn biết mà chưa biết (chắc chắn không fải là luật BĐ hay những điều tương tự như vậy),
Bóng đá và chim có liên hệ gì với nhau không các bạn. Các bạn có thể cho rằng: thật vớ vẩn, chim thì có dính dáng gì đến bóng đá. Thế mà có đấy!
Một số đội bóng ở Giải PL có những hình con chim trên huy hiệu hay logo của mình và biệt danh của các đội bóng cũng xuất phát từ đó mà ra.

Gà bantam: Bradford City, Anh

Chim sơn ca: Cardiff City, xứ Wales
Barrow AFC, Anh

Chim hoàng yến: Norwich City, Anh
FC Nantes, Pháp

Đại bàng đen: Bestika, TNK

Đại bàng: Crystal Palace, Anh

Chim ác là:Newcastle United, Anh
Notts County, Anh

Con cú: Sheffield Wednesday, Anh (đây là ngoại lệ vì sân của SW nằm trong quận Owlerton của Sheffield)

Chim cổ đỏ: Bristol City, Anh
Swindon Town, Anh

Muông biển: Brighton & Hove Albion, Anh

Thiên nga: Swansea City, xứ Wales

Chim hoàng yến vàng: Fenerbache SK Istanbul, TNK


Own Goal

Bàn thắng phản lưới nhà đầu tiên ở một giải World Cup được thực hiện bởi cầu thủ Ernst Loertscher, Thuỵ Sĩ trong trận Đức-Scotland 9/6/1938
Trong tổng số 17 lần World Cup từ Uruguay 1930 đến Korean-Japan 2002, đã có tổng cộng tất cả 1803 bàn thắng, và chỉ có 24 bàn phản lưới nhà. Bàn thắng ‘phản chủ’ gần đây nhất thuộc về cầu thủ Jeff Agoos (Mỹ) trong trận đấu với Bồ Đào Nha tại Suwon (WC 2002). Ở độ tuổi 34, Jeff Agoos mới có lần ra mắt đầu tiên ở Đội tuyển quốc gia sau khi bỏ lỡ 2 kỳ WC trước đó. Đây cũng là một trong những trận đấu thú vị nhất của giải WC lần thứ 17. Đội tuyển Mỹ đã gây bất ngờ cho khán giả khi dẫn trước BĐN 3-0 ngay trong 30’ đầu tiên của trận đấu, trong 3 bàn thắng đó có bàn phản lưới nhà của hậu vệ Jorge Costa (BĐN). Để như ‘đáp lễ’ đối với Costa, Agoos đã làm thủ môn Brad Fridel trở tay không kịp khi cẩu thả phá bóng trong khu cấm địa rút ngắn khoảng cách xuống còn 2-3 cho BĐN. Nếu để nói về ‘chuyên gia’ phản lưới nhà không thể không nhắc đến Travor Sinclair (Leicester). Là một hậu vệ, anh rất tích cực lên tham gia tấn công và ghi được không ít bàn thắng quan trọng cho đội, nhưng hình như cứ sau mỗi lần ghi bàn anh lại ‘đổ xuống sông, xuống biển’ bằng cái cách chẳng ai muốn. Trong những tình huống quyết định trong trận đấu với Boro, Everton (2002), hay với các đội Arsenal và Chelsea (1999) … anh đều là kẻ tội đồ của đội bóng.

Kỷ lục về số bàn thắng phản lưới nhà trong một trận đấu (không chính thức) đã thuộc về đội bóng Stade Olympique L’Emyrne (SOE) trong một trận đấu thuộc giải vô địch quốc gia đảo Toamasina. Để phản đối các quyết định của trọng tài, họ đã liên tục đốt lưới nhà 149 lần, tương đương với 49 cú hattrick, tốc độ ghi bàn 1bàn/36,2 giây. có nghĩa là cứ vừa đặt giao bóng xong họ gần như ngay lập tức đá bóng về phía cầu môn của mình, còn thủ môn của đội thì đứng dựa khung thành ngắm trời đất và sốt sắng … đưa bóng vào cuộc. Ngay ngày hôm sau, Bộ trưởng Thể thao của Madagascar quyết định giải tán Liên đoàn bóng đá luôn. Có lẽ vì siêu tiêu cực như vậy nên Guiness đã không công nhận ‘kỷ lục’ này.
Một kỷ lục khác không kém thú vị thuộc về Chrish Nicholl (Aston Villa) khi anh là nhân vật chính khi ghi cả … 4 bàn thắng trong trận hòa 2-2 với Leicester!

Bàn thắng ‘đốt lưới nhà’ nổi tiếng nhất, được nhiều người biết đến nhất có lẽ thuộc về Escobar. World Cup 94, tháng 6 trên SVĐ Pasadena Rose Bowl chật cứng 93000 khán giả, Escobar ghi bàn thắng nhưng không phải vào lưới đội Mỹ mà là vào đội nhà Colombia. Không ai ngờ, kể cả Escobar lại tưởng tượng được rằng bàn thắng đó lại có giá đắt đến như vậy. ‘Thật nhục nhã!’ đó là những cái tít của báo chí Colombia đăng tải sau trận đấu với người … láng giềng Mỹ. Sau khi WC kết thúc Escobar trở về Meddelin, một thành phố chỉ có 2 triệu dân nhưng lại có đến … 7000 vụ giết người mỗi năm!
2/7 – 11 ngày sau, Escobar ngồi trong một hộp đêm gần nhà của anh, một nhóm gã ‘gay’, trong đó có anh em nhà Gallon khét tiếng, đã phỉ báng Escobar vì lỗi ngớ ngẩn trên, cuộc cãi vã xô xát diễn ra. 6 phát súng nhằm vào Escobar kèm theo nhứng lời nguyền rủa ‘Own goal! Own goal!’ từ băng nhóm tội phạm này. Đó là một trong những đỉnh điểm của bi kịch khi một cầu thủ chẳng may đá phản lưới nhà. Hàng vạn người đã tham dự lễ tang của anh và yêu cầu công lý. Bạn của Escobar, Galeano và anh trai Santiago cùng từ bỏ bóng đá ngay sau cái chết thương tâm này. Thật đáng sợ khi phải sống ở đất nước có tỉ lệ tội phạm cao nhất thế giới, người ta nói ở Colombia có 2 điều đáng để biết đến đó là: Valderama & ma túy. Thật trớ trêu, thế giới tội phạm ở Colombia nhúng tay khá sâu vào bóng đá của nước này & với số vũ khí bất hợp pháp, người dân Colombia có thể dùng thay… dĩa để ăn tối. Một tên giết người sẵn sàng hành động chỉ với giá thuê có … 10$.

Trong suốt sự nghiệp thi đấu của mình Pele đã ghi tổng cộng hơn 1200 bàn thắng nhưng thật đáng ngạc nhiên là Pele chưa một lần phải ghi bàn thắng ngược như vậy. Có lẽ nhiệm vụ của Pele không phải là quanh quẩn trong khu cấm địa để bảo vệ đội nhà mà chỉ đơn giản là săn bàn thắng.
‘Kaiser’ Franz Beckenbauer cũng đã từng đốt cháy lưới nhà bằng đầu trong trận đấu giữa Cosmos và America thuộc giải đấu Soccer League.
Thủ môn Zubizarretta, một tượng đài trong làng bóng đá TBN, được nhớ tới không chỉ bởi là người đang giữ kỷ lục 126 lần khoác áo ĐTQG, hơn 600 trận thi đấu trong giải La Liga mà còn bởi pha bắt bóng ngớ ngẩn của anh tại giải France ’98 ‘góp phần’ giúp TBN phải xách vali sớm về nước. Tiếp nối truyền thống, gần đây nhiều thủ môn hàng đầu cũng là đối tượng để mọi người chê cười như F.Bathez, D.Seaman, O.Kahn…

Ở Việt Nam thì sao? Tại Tiger Cup ’98, để tránh đội chủ nhà Việt Nam (Việt Nam nhì bảng A) tại bán kết, 2 đội Indonesia và Thái Lan trong trận cuối cùng của vòng đấu bảng đã thi đấu vật vờ ‘tranh nhau’ thua nhường đối phương vị trí nhất bảng B. Indonesia cao tay hơn khi hậu vệ của họ vào phút cuối đã đá phản lưới nhà để tự thua kèm theo đó là thái độ vui vẻ đáng ngạc nhiên! Rốt cục cả 2 đội đều thua trong trận bán kết và bị phạt 40000$. Thủ môn đội Indonesia và hậu vệ Effendi bị cấm thi đấu suốt đời. Đây là một vết đen của bóng đá Đông Nam Á do căn bệnh thành tích.
Về Đầu Trang Go down
https://fallinlove.forumvi.com
hongduong
Đại tướng
Đại tướng
hongduong


Tổng số bài gửi : 315
Reputation : 33
Join date : 10/08/2011
Age : 31
Đến từ : Đất Tổ Châu Phong

Lịch sử bóng đá !!! Empty
Bài gửiTiêu đề: TOP 100 CẦU THỦ CỦA PELE    Lịch sử bóng đá !!! EmptyFri Jun 22, 2012 7:37 am

TOP 100 CẦU THỦ CỦA PELE

Alan Shearer England
Alessandro Del Piero Italy
Alesandro Nesta Italy
Alfredo Di Stefano Argentina & Spain
Andrei Shevchenko Ukrane
Bobby Charlton England
Cafu Brazil
Carlos Alberto Brazil
Carlos Valderamma Columbia
Christian Vieri Italy
Clarence Seedorf Holland
Daniel Passarella Argentina
David Beckham England (MU-REAL)
David Trezeguet France
Davor Suker Croatia
Denis Bergkamp Holland
Didier Deschamps France
Diego Maradona Argentina
Dino Zoff Italy
Edgar Davids Holland
El Hadji Diouf Senegal
Emilio Butragueno Spain
Emre Belozoglu Turkey
Enzo Francescoli Uruguay
Eric Cantona France (...MU)
Eusebio Portugal
Falcao Brazil
Ferenc Puskas Hungary
Francesco Totti Italy
Franco Baresi Italy
Frank Rijkaard Holland
Franz Beckenbauer Germany
Gabriel Batistuta Argentina
Gary Lineker England
George Best Northern Ireland (MU)
George Weah Liberia
Gerd Muller Germany
Gheorge Hagi Romania
Giancinto Facchetti Italy
Gianluca Buffon Italy
Gianni Rivera Italy
Gordon Banks England
Hernan Crespo Argentina
Marc Vivien Foe Cameroon
Hong Myung Bo South Korea
Hristo Stoichkov Bulgaria
Hugo Sanchez Mexico
Javier Zanetti Argentina
Jay-Jay Okocha Nigeria
Jean-Pierre Papin France
Jean-Marie Pfaff Belgium
Jens Ceulemens Belgium
Johan Neeskens Holland
Johann Cruyff Holland
Juan Sebastian Veron Argentina
Jurgen Klinsmann Germany
Karl-Heinz Rummenigge West Germany
Kenny Dalglish Scotland
Kevin Keegan England
Laudrup brothers, Michael and Brian Denmark
Lilian Thuram France
Lothar Matthaeus Germany
Luis Enrique Spain
Luis Figo Portugal
Marcel Desailly France
Marco Van Basten Holland
Mario Kempes Aregentia
Michael Ballack Germany
Michael Owen England
Michel Platini France
Oliver Kahn Germany
Paolo Rossi Italy
Paolo Maldini Italy
Patrick Kluivert Holland
Patrick Vieira France
Paul Breitner Germany
Pavel Nedved Czech Republic
Peter Schmeichel Denmark
Robert Pires France
Raul Spain
Resenbrink Van de Kerkhof Belgium
Rivaldo Brazil
Roberto Baggio Italy
Roberto Carlos Brazil
Roger Milla Cameroon
Romario Brazil Ronaldinho Brazil
Ronaldo Brazil
Roy Keane Republic of Ireland (MU)
Rui Costa Portugal
Rustu Recber Turkey
Ruud Gullit Holland
Ruud Van Nistelrooy Holland (MU)
Sepp Maier West Germany
Socrates Brazil
Teofilo Cubillas Peru
Thierry Henry France
Zblgniew Boniek Poland
Zico Brazil
Zinedine Zidane France
Về Đầu Trang Go down
https://fallinlove.forumvi.com
hongduong
Đại tướng
Đại tướng
hongduong


Tổng số bài gửi : 315
Reputation : 33
Join date : 10/08/2011
Age : 31
Đến từ : Đất Tổ Châu Phong

Lịch sử bóng đá !!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Bản danh sách của Pele: Chưa thuyết phục!   Lịch sử bóng đá !!! EmptyFri Jun 22, 2012 7:40 am

Bản danh sách của Pele: Chưa thuyết phục!



Vua bóng đá Brazil vừa thay mặt FIFA đưa ra một danh sách gồm 125 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới còn sống. Xứ sở Samba đóng góp nhiều cầu thủ nhất (15 người), tiếp đến là Pháp và Italia (14 người). Tuy nhiên, bản danh sách này đã vấp phải khá nhiều chỉ trích từ làng bóng đá thế giới.
Brazil, nước đang có số lần vô địch thế giới nhiều nhất (5 lần) có đến 15 người đứng trong danh sách của Pele, tất nhiên là có cả tên ông. Trong số 15 người này, có những cầu thủ từ những năm 50, 60 như Pele, Nilton Santos. Lùi về một chút có Carlos Alberto, cầu thủ có cú sút ''tên lửa'' trong trận chung kết World Cup 1970 (Brazil thắng Italia 4-1) hay ''Con báo'' Rivelino, nổi danh với cú sút phạt ''Lá vàng rơi''. Đại diện của thập kỷ 80 là những tên tuổi như Falcao, Socrates, Zico. Các cầu thủ đang thi đấu gồm: Ronaldo, Rivaldo, Ronaldinho, Cafu, Roberto Carlos và Romario. Tất nhiên, do yêu cầu của FIFA là chỉ chọn lựa những tên tuổi còn sống nên danh sách này thiếu khá nhiều cầu thủ lừng danh của bóng đá xứ sở Samba như Garrincha hay Leonidas.

Tiếp sau Brazil, Pháp và Italia là 2 nước có đông đại diện nhất trong ''danh sách Pele''. Những cái tên tiêu biểu của Italia, 3 lần VĐTG, có Roberto Baggio, Franco Baresi, Gianni Rivera, Paolo Maldini, Dino Zoff... Gần một nửa trong số 14 cầu thủ Italia hiện còn thi đấu (Gianluca Buffon, Paolo Maldini, Alessandro Del Piero, Alessandro Nesta, Francesco Totti và Christian Vieri). Tuy nhiên, báo chí Italia thất vọng khi trong danh sách này không có Sandro Mazzola. Trong 14 cầu thủ Pháp, chỉ có 2 tên tuổi của những năm 50, 60 là Just Fontaine, người đang giữ kỷ lục về số bàn thắng ghi được tại 1 VCK World Cup (13 bàn) và Raymond Kopa, cầu thủ Pháp đầu tiên đoạt Quả bóng vàng châu Âu. Đại diện cho thập kỷ 80 là Michel Platini, cầu thủ vĩ đại nhất của bóng đá Pháp, và ''Viên ngọc đen'' Marius Tresor. Đầu những năm 90 có Jean Pierre Papin, Quả bóng vàng châu Âu 1991, Eric Cantona, cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử Manchester United và Didier Deschamps, thủ quân Pháp vô địch World Cup 1998 và Euro 2000. Đông nhất vẫn là các cầu thủ thuộc ''thế hệ Zidane'', những người đang thi đấu toả sáng, gồm: Zidane, Henry, Trezeguet, Patrick Vieira, Robert Pires, Lilian Thuram và Marcel Desailly. Theo Pele, Zidane, Trezeguet, Henry là những người mà ông cảm thấy ''hài lòng nhất'' khi đưa vào danh sách.
Thật khó hiểu khi Pele không đưa Bobby Moore vào danh sách.
Láng giềng và là kình địch của Brazil ở Nam Mỹ, Argentina cũng góp mặt 10 cầu thủ, dĩ nhiên là không thể thiếu ''Cậu bé vàng'' Diego Maradona. Thập kỷ 60 có thiên tài Alfredo Di Stefano và Omar Sivori, thần tượng của Juventus; thập kỷ 70 có Mario Kempes, Vua phá lưới của World Cup 1978. Đại diện của thập kỷ 80 là Diego Maradona, cầu thủ vĩ đại nhất Argentina và Daniel Passarella. Những năm 90 và hiện tại có Gabriel Batistuta, Hernan Crespo, Juan Veron, Javier Saviola và Javier Zanetti. Sự lựa chọn Saviola, và Javier Zanetti gây ra khá nhiều tranh cãi bởi với nhiều người, đây chỉ là những cầu thủ ''trung bình khá'', chưa thể so sánh với Claudio Caniggia, Jorge Valdano hay Oscar Ruggeri.

Đức, quốc gia chỉ xếp sau Brazil về thành tích tại các kỳ World Cup, được Pele chọn 10 cầu thủ. Đứng đầu danh sách là ''Hoàng đế'' Franz Beckenbauer, người duy nhất cho đến nay đoạt chức VĐTG trên cương vị cầu thủ và HLV trưởng. Thập niên 60, 70 còn có Uwe Seeler, Gerd Mueller và muộn hơn một chút là Paul Breitner. Thập kỷ 80 có Sepp Maier, Karl - Heinz Rummenigge. Tiếp đến là Lothar Matthaus, Juergen Klinsmann của những năm 90. Chỉ có 2 cầu thủ hiện còn đang thi đấu là Michael Ballack và Oliver Kahn. Dĩ nhiên, người Đức cũng không thể hài lòng khi danh sách này vắng mặt Mathias Sammer, Quả bóng vàng châu Âu 1996, người được coi là libero xuất sắc nhất của Đức, sau Beckenbauer.


Một cầu thủ như Seedorf (trái) mà cũng được lựa chọn.
Đảo quốc sương mù Anh có 7 cầu thủ (Gordon Banks, David Beckham, Bobby Charlton, Kevin Keegan, Gary Lineker, Michael Owen, Alan Shearer) nhưng lại không có mặt Bobby Moore, trung vệ được coi là xuất sắc nhất lịch sử bóng đá Anh, và Geoff Hurst, cầu thủ duy nhất cho đến nay lập hat-trick trong một trận chung kết World Cup (1966). ''Cơn lốc màu da cam'' Hà Lan có đến 13 người được chọn, đứng đầu là ''Thánh'' Johan Cruyyf, Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu thế kỷ 20 của UEFA. Bên cạnh đó là bộ ba Gu - Ba - Ri (Van Basten, Gullit, Rijkaard), ''Johan đệ nhị'' Neeskens, Rob Rensenbrink và cả Van Nistelrooy. Bất ngờ nhất là sự có mặt của Clarence Seedorf, ít hơn một chút là Edgar Davids, Patrick Kluivert trong khi Ruud Krol hay Ronald Koeman lại vắng bóng.

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có mỗi nước 3 đại diện: Butragueno, Raul, Luis Enrique (Tây Ban Nha); Eusebio, Figo, Rui Costa (Bồ Đào Nha). Bóng đá Đông Âu khá thiệt thòi khi Pele chỉ chọn mỗi nước 1 cầu thủ, nhiều nhất là CH Czech cũng chỉ có 2 (Masopust, Nedved). Các nước khác chỉ có 1, gồm: Rinat Dassaev (Nga), Andriy Shevchenko (Ukraina); Davor Suker (Croatia); Stoichkov (Bulgaria); Georghe Hagi (Rumania); Ferenc Puskas (Hungaria); Boniek (Ba Lan). Serbia&Montenegro, quốc gia sản sinh ra nhiều tài năng bóng đá, thậm chí không có đại diện nào.


Cha Bum kun (phải) xứng đáng hơn Hong Myong-bo.
Ở châu Á, chỉ có Nhật Bản và Hàn Quốc có đại diện trong ''danh sách của Pele''. Nếu như đại diện của Nhật Bản là Hidetoshi Nakata nhận được sự tán đồng cao thì việc Hong Myung Bo vượt qua Cha Bum Kun để đại diện cho Hàn Quốc gây ra khá nhiều tranh cãi. Trong cuộc bầu chọn của AFC năm 2000, Cha Bum Kun đã được bầu là cầu thủ châu Á xuất sắc nhất thế kỷ 20. FIFA giải thích gượng gạo là họ phải ưu tiên tiêu chí chọn cầu thủ đang thi đấu. Châu Phi cũng chỉ có 5 cầu thủ lọt vào ''mắt xanh'' của Pele, gồm: Roger Mila (Cameroon), Abedi Pele (Ghana), George Weah (Liberia), Jay Jay Okocha (Nigieria) và El Hadji Diouf (Senegal). Sự có mặt của El Hadji Diouf là kém thuyết phục nhất khi mà cầu thủ này thậm chí chưa có chân trong đội hình chính của Liverpool và thua xa những tên tuổi như Badou Zaki (Maroc) hay Hossam Hossan (Ai Cập).

Đáng chú ý trong danh sách 125 cầu thủ do Pele đưa ra có 2 nữ cầu thủ, đều đến từ Mỹ, là Michelle Akers Star và Mia Hamm. Đây cũng là 2 trong số những cầu thủ nữ xuất sắc nhất trong cuộc bầu chọn cuối thế kỷ 20 của FIFA và đóng góp rất lớn vào sự phát triển của bóng đá nữ. Bản danh sách trên của Pele có thể chưa phải là danh sách cuối cùng bởi Vua bóng đá chọn đến 125 cầu thủ trong khi FIFA chỉ yêu cầu có 100, đúng bằng số năm tồn tại của tổ chức này. Ngoài ra, danh sách còn phải đáp ứng yêu cầu, 50 cầu thủ còn đang thi đấu và 50 giải nghệ.
Tuy nhiên, ngay từ thời điểm này, ''bản danh sách của Pele'' đã gây nên phản ứng khá tiêu cực từ nhiều phía. Enzo Scifo, cầu thủ xuất sắc nhất bóng đá Bỉ thập niên 90, đánh giá bản danh sách quá ''ngoại giao''. Làn sóng chỉ trích Pele còn nặng nề hơn tại quê hương Brazil khi hôm thứ 4, tờ Folha de Sao Paolo cho đăng một bản ''nháp'' danh sách 100, trong đó chỉ có 12 cầu thủ Brazil và không có tên của Jairzinho, Gerson hay Tostao. Pele ngay sau đó đã vội thêm vào danh sách tên của Rivelino và Nilton Santos, cầu thủ được mệnh danh là ''Bách khoa thư'' về bóng đá. Dù vậy, Vua bóng đá vẫn không thoát được những lời trách móc. ''Tất nhiên là Pele có thể chọn bất kỳ ai mà ông ấy muốn. Nhưng thật chẳng hay ho gì khi bỏ quên những đồng đội đã giúp ông lên đến đỉnh cao'' - Gerson, người ghi bàn thứ hai trong trận CK World Cup 1970, lên tiếng. Cựu tiền vệ này còn gay gắt hơn: ''Nếu ông ta nghĩ lại và điền tên tôi vào danh sách thì tôi cũng không chấp nhận''. Ngay cả Mario Zagallo, người có tiếng là mềm mỏng, cũng tỏ ra phật ý: ''Tôi biết Pele là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới nhưng bản danh sách này cần phải xem lại''. Về phần mình, Rivelino, người mới được bổ sung, thì dửng dưng: ''Tôi chẳng thất vọng. Tôi biết giá trị của mình''.

Phát biểu tại London , Pele thanh minh ''Tôi thậm chí có thể chọn 100 cầu thủ xuất sắc chỉ đến từ Brazil. Do đó, phải ''đóng khung'' 100 cầu thủ xuất sắc nhất của thế giới là việc không thể''. Ông cũng cho biết, bản danh sách này vẫn chưa hoàn chỉnh và thừa nhận mình sai lầm khi sớm công bố ra dư luận. , danh sách này sẽ được FIFA công bố chính thức như một phần trong lễ kỷ niệm ''Bách niên''
Danh sách 125 cầu thủ (Theo thứ tự ABC)
Xem chi tiết»
Anh (7):
Gordon Banks, David Beckham, Bobby Charlton, Kevin Keegan, Gary Lineker, Michael Owen, Alan Shearer

Argentina (10):
Gabriel Batistuta, Hernan Crespo, Mario Kempes, Diego Maradona, Daniel Passarella, Javier Saviola, Omar Sivori, Alfredo Di Stefano, Juan Sebastien Veron, Javier Zanetti

Bỉ (3):
Jan Ceulemans, Franky Van der Elst, Jean-Marie Pfaff

Brazil (15):
Carlos Alberto, Cafu, Roberto Carlos, Falcao, Junior, Pele, Rivaldo, Rivelino, Romario, Ronaldinho, Ronaldo, Djalma Santos, Nilton Santos, Socrates, Zico

Bulgaria (1):
Hristo Stoichkov

Ba Lan (1):
Zbigniew Boniek

Bồ Đào Nha (3):
Manuel Rui Costa, Eusebio, Luis Figo

Bắc Ireland (1):
George Best

Cameroon (1):
Roger Milla

Chile (2):
Pablo Figueroa, Ivan Zamorano

Colombia (1):
Carlos Valderrama

Croatia (1):
Davor Suker

CH Czech (2):
Josef Masopust, Pavel Nedved

Đan Mạch (3):
Brian Laudrup, Michael Laudrup, Peter Schmeichel

Pháp (14):
Eric Cantona, Marcel Desailly, Didier Deschamps, Juste Fontaine, Thierry Henry, Raymond Kopa, Jean-Pierre Papin, Robert Pires, Michel Platini, Lilian Thuram, Marius Tresor, David Trezeguet, Patrick Vieira, Zinedine Zidane

Đức (10):
Michael Ballack, Franz Beckenbauer, Paul Breitner, Oliver Kahn, Juergen Klinsmann, Sepp Maier, Lothar Matthaeus, Gerd Mueller, Karl-Heinz Rummenigge, Uwe Seeler

Ghana (1):
Abedi Pele

Hungary (1):
Ference Puskas

Hà Lan (13):
Marco van Basten, Denis Bergkamp, Johann Cruyff, Edgar Davids, Ruud Gullit, Willy van de Kerkhof, Rene van de Kerkhof, Patrick Kluivert, Johann Neeskens, Ruud van Nistelrooy, Rob Rensenbrink, Frank Rijkaard, Clarence Seedorf

Ireland (1):
Roy Keane

Italia (14):
Roberto Baggio, Franco Baresi, Giuseppe Bergomi, Giampiero Bonip erti, Gianluca Buffon, Giancinto Facchetti, Paolo Maldini, Alessandro Del Piero, Alessandro Nesta, Gianni Rivera, Paolo Rossi, Francesco Totti, Christian Vieri, Dino Zoff

Mỹ (2):
Michelle Akers, Mia Hamm

Nhật Bản (1):
Hidetoshi Nakata

Liberia (1):
George Weah

Mexico (1):
Hugo Sanchez

Nigeria (1):
Jay-Jay Okocha

Paraguay (1):
Romerito

Peru (1):
Teofilo Cubillas

Romania (1):
Gheorghe Hagi

Nga (1):
Rinat Dasaev

Scotland (1):
Kenny Dalglish

Senegal (1):
El Hadji Diouf

Hàn Quốc (1):
Hong Myung-bo

Tây Ban Nha (3):
Emilio Butragueno, Luis Enrique, Raul

Thổ Nhĩ Kỳ (2):
Emre, Recber Rustu

Ukraina (1):
Andriy Shevchenko

Uruguay (1):
Enzo Francescoli
Về Đầu Trang Go down
https://fallinlove.forumvi.com
hongduong
Đại tướng
Đại tướng
hongduong


Tổng số bài gửi : 315
Reputation : 33
Join date : 10/08/2011
Age : 31
Đến từ : Đất Tổ Châu Phong

Lịch sử bóng đá !!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Mười quyết định dở nhất trong lịch sử World Cup    Lịch sử bóng đá !!! EmptyFri Jun 22, 2012 7:42 am

Mười quyết định dở nhất trong lịch sử World Cup

Thủ môn Shilton chịu thua bàn tay của Maradona, năm 1986.
Công tác trọng tài tại Vòng chung kết năm nay đang bị ca thán là quá sức tệ hại. Tuy nhiên, trong lịch sử, thế giới bóng đá từng chứng kiến rất nhiều quyết định sai lầm, làm thay đổi không chỉ kết quả trận đấu mà còn cả số phận của những người liên quan, và không phải tất cả đều xuất phát từ những ông vua sân cỏ.

1. Kết thúc trận đấu ở phút 84

Pháp là đội có nhiều duyên nợ nhất với những trận đấu gây tranh cãi, ngay từ Vòng chung kết đầu tiên năm 1930. Phút 84, các chú gà trống Goloa vẫn mê mải tấn công, hòng gỡ hòa 1-1 với Argentina. Tuy nhiên, tất cả chợt đứng khựng lại khi nghe tiếng còi mãn cuộc vang lên. Trọng tài giải thích là ông đã nhìn nhầm đồng hồ và cho trận đấu tiếp tục. Thế nhưng, đội Pháp chẳng còn tìm đâu ra hứng khởi để dâng lên, chịu thất bại 0-1 và bị loại.

2. Công nhận một bàn thắng chưa bao giờ tồn tại (vụ thứ nhất)
Đó là bàn thắng thứ hai của tuyển thủ Anh Geoff Hurst tại trận chung kết World Cup 1966. Thời gian này, người ta chưa có đủ phương tiện kỹ thuật hiện đại để xác định là bóng đã ở trong vạch vôi cầu môn sau khi bật xuống từ xà ngang đội Đức hay chưa. Những nhân vật duy nhất được quyền quyết định trong trường hợp này là trọng tài và giám biên, và cả hai đều trả lời: “Có, bàn thắng đã được ghi”.
Ở trận đấu này, người cầm còi còn xử lý sai một tình huống khác. Trận chung kết lẽ ra đã kết thúc với tỷ số 2-1 chứ không phải 4-2, khi tới phút 90, Anh vẫn đang dẫn 2-1. Thế nhưng, đúng phút cuối cùng, khi Jack Charlton (Anh) bị phạm lỗi, trọng tài lại cho người Đức được hưởng một quả phạt và họ đã gỡ hòa. Cả hai đội phải đấu thêm hiệp phụ. Tuy nhiên, ngôi vô địch vẫn thuộc về Anh.

3. Kết thúc trận đấu khi cầu thủ đang đá phạt góc
Nạn nhân chịu oan ức trong vụ này là Brazil. Khi trận đấu giữa đội bóng áo vàng xanh và Thụy Điển tại World Cup 1978 đang dừng ở tỷ số 1-1, Brazil được hưởng một quả phạt góc chỉ vài giây trước khi kim đồng hồ chỉ phút thứ 90. Cú sút từ điểm phạt góc làm tung lưới Thụy Điển, nhưng hai đội vẫn rời sân với kết quả hòa, bởi trọng tài đã thổi còi kết thúc trận đấu khi quả bóng đang bay trong không trung.
FIFA đã quyết định gửi gấp trọng tài Clive Thomas về nhà ngay sau đó, để ông có thời gian chạy chữa cho những vết bầm tím trên mặt - dấu vết của vô số đồng xu được ném xuống từ trên khán đài.

4. Công nhận một bàn thắng rồi thay đổi ý kiến

Sự việc xảy ra vào mùa hè 1982, Pháp tranh tài với Kuwait tại vòng đấu bảng Espana. Alain Giresse ghi bàn nâng tỷ số lên 4-1 khi các cầu thủ vùng Vịnh đã dừng cả lại. Trọng tài chỉ tay vào chấm tròn giữa sân, vụ náo loạn lập tức nổi lên, có sự tham gia của toàn bộ đội Kuwait và nhiều quan chức nước này. Họ cho rằng trọng tài đã thổi còi chấm dứt tình huống bóng. Người cầm đầu vụ phản đối là Hoàng tử Fahid, Chủ tịch LĐBĐ Kuwait. Ông lao từ chỗ ngồi danh dự trên khán đài xuống tận đường pitch và dọa sẽ đưa cả đội bóng nước mình rời sân, không tiếp tục trận đấu.
Không thể tin nổi, phản đối được chấp nhận: Trọng tài Miroslav Stupar (Liên Xô cũ) đã thay đổi quyết định. Tỷ số vẫn là 3-1. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau, Pháp đã ghi được bàn thắng thứ tư và không ai còn dám bác bỏ. Đội Kuwait vẫn phải về nhà, nhưng họ có thể tự hào vì đã làm nên một chuyện hy hữu trong lịch sử bóng đá.

5. Dung túng cho một hành vi giết người

Tây Đức gặp Pháp tại Espana 1982. Trong một tình huống khung thành nhà bị uy hiếp, thủ môn Đức Harald Schumacher không cần để ý đến quả bóng, mà xông thẳng vào cầu thủ Patrick Battiston đang lao tới, quyết chí "vặt đầu vặt cẳng" anh này. Kết quả là Battiston mất 3 cái răng, chấn thương nghiêm trọng ở cổ và phải thở ôxy trong nhiều tuần.
Vậy trọng tài Charles Corver đã xử lý như thế nào?
a. Cho Pháp hưởng một quả đá phạt, đuổi Schumacher ra khỏi sân và ra tòa làm chứng rằng thủ môn này đã cố ý hành hung, khiến anh ta phải ngồi bóc lịch ít nhất 7 năm.
b. Thổi phạt, tặng Schumacher thẻ vàng và ban một quyết định có lợi cho Pháp.
c. Cho Tây Đức phát bóng, với lý do Schumacher vẫn chưa chạm vào bóng trước khi đi hết biên ngang và biến anh ta thành người hùng với việc cản phá một loạt cú sút penalty sau đó.
Đáp án là c.

6. Công nhận một bàn thắng chưa bao giờ tồn tại (vụ thứ hai)
Trận tứ kết World Cup 1986 giữa Anh và Argentina. Đội bóng Nam Mỹ vươn lên dẫn trước nhờ “bàn tay của Chúa”. Thủ môn Peter Shilton bay người hết cỡ vẫn phải chịu thua Maradona nhỏ con + 1 cánh tay.
Mãi về sau này, người ta vẫn cứ phải đặt câu hỏi tại sao ông trọng tài có thể tưởng tượng được một người vừa mập vừa lùn như Maradona lại có thể nhảy cao đến mức ấy để đánh đầu vào lưới.

7. Để cho Maradona tiếp tục dùng tay chơi bóng
Sau khi thua Cameroon tại trận mở màn World Cup 1990, Argentina - nhà đương kim vô địch thế giới lúc bấy giờ - có thể đã phải xách valy về nước nếu cú đánh đầu của Kuznetsov mang tới bàn mở tỷ số cho đội Liên Xô cũ. Tuy nhiên, số phận và trọng tài đã giúp họ vào tới tận trận chung kết. Còn Maradona lại trở thành người hùng. “Ngựa quen đường cũ”, cậu bé vàng lại dùng đến cánh tay “nhỏ nhắn” của mình, lần này là để phá bóng.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Liên Xô vươn lên dẫn trước 1-0, bất kể là nhờ cú đánh đầu trong tư thế thoải mái hay từ chấm phạt đền, nhất là khi Maradona bị đuổi khỏi sân vì động tác chơi bóng chuyền quá lộ liễu?

8. Mời ca sĩ Diana Ross tới sút penalty tại lễ khai mạc World Cup 1994
Trong buổi trình diễn tại sân vận động Soldier Field ở Chicago, nữ ca sĩ nổi tiếng này đã chứng minh rằng hát và sút penalty là hai việc hầu như không thể làm đồng thời, khi cô để bóng bay ra ngoài khung thành từ khoảng cách 3,5 m.
Thực ra, việc một cô gái chưa bao giờ biết đến quả bóng sút hỏng không gây nhiều ngạc nhiên. Điều tồi tệ là đám cổ động viên Mỹ đã đồng loạt bật dậy, hò reo chúc mừng Ross, như thể cô vừa lập được một kỳ tích. Màn trình diễn của giọng ca “Endless love” gây ấn tượng đến nỗi, Liên đoàn bóng bầu dục thế giới đã mời ngay Ross tới hát tại lễ khai mạc World Cup của họ tại Wembley sau đó. Có lẽ trước khi nhận lời, Ross đã phải đặt điều kiện là không thực hiện bất cứ một quả penalty nào nữa.

9. Hệ thống phân phối vé tại World Cup 1998
Cứ cho là France 98 là một vòng chung kết thành công đi (đặc biệt là đối với người Pháp), nhưng câu chuyện về những chiếc vé tại kỳ World Cup này là không thể tưởng tượng nổi. Thay vì phân phối vé tới những nước có đội bóng tham gia tranh tài, ban tổ chức lại rao bán gần như toàn bộ số đó cho những người Pháp. Cổ động viên từ 31 nước còn lại phải tranh nhau 8% suất theo dõi 64 trận đấu của World Cup. Thậm chí, nếu muốn mua một chiếc vé bị người ta trả lại, bạn cũng sẽ chỉ được ưu tiên nếu gọi điện trong biên giới đất nước hình lục lăng.

10. Đưa một Ronaldo "có vấn đề" ra sân tại trận chung kết
Trước trận tranh Cup vàng giữa Brazil và Pháp năm 1998, cầu thủ hay nhất thế giới lúc bấy giờ có dấu hiệu suy giảm thể lực. Một giờ trước khi trận chung kết khai cuộc, Ronaldo không có tên trong danh sách xuất phát, nhưng cuối cùng anh vẫn ra sân. “Người ngoài hành tinh” đã vật vờ trong suốt thời gian thi đấu, còn Frank Leboeuf - người được phân công kèm Ronaldo - trở nên nhàn rỗi và làm được vô số việc không thuộc phận sự của mình.
Cho đến giờ, vẫn chưa ai có thể khẳng định cái gì đã khiến Ronaldo bị co giật - sự căng thẳng, chứng dị ứng thuốc hay một cơn đau dạ dày. Và cũng chẳng ai biết rằng có phải nhà tài trợ Nike đã gây áp lực để chàng tiền đạo răng thỏ được thi đấu hay không.

Soccer for the word
Về Đầu Trang Go down
https://fallinlove.forumvi.com
hongduong
Đại tướng
Đại tướng
hongduong


Tổng số bài gửi : 315
Reputation : 33
Join date : 10/08/2011
Age : 31
Đến từ : Đất Tổ Châu Phong

Lịch sử bóng đá !!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử bóng đá !!!   Lịch sử bóng đá !!! EmptyFri Jun 22, 2012 7:44 am

Lịch sử bóng đá Việt Nam (1896-1975)

1. PHÁT TRIỂN NỘI BỘ:


Theo những tài liệu còn lưu giữ được thì bóng đá đã theo chân người Pháp du nhập vào nước ta vào khoảng năm 1896. Và tất nhiên, trước tiên là tại Nam Kỳ, sau mới lan ra Bắc và Trung.

a. MIỀN NAM

Những người chơi bóng đầu tiên ở Sài Gòn là người Pháp (công chức thuộc địa, thương gia, binh lính), và sân chơi của họ mỗi cuối tuần là công viên thành phố, tên Pháp lúc bấy giờ gọi là Jardin de la Ville (Vườn Ông Thượng, sân Tao Đàn bây giờ). Dần dà, những người Âu có điều kiện khác cùng tới chơi. Sau đó, một số ít người Việt Nam, công chức hoặc thương gia mang quốc tịch Pháp, cũng bắt đầu tham gia. Quả bóng bầu dục đôi khi còn xuất hiện lúc đầu được thay hẳn bằng bóng tròn, và họ tập hợp nhau lại thành câu lạc bộ, lấy tên là Cercle Sportif Saigonnais.

Năm 1905, đội bóng của chiến hạm Anh mang tên King Alfred ghé thăm Sài Gòn, và đã đấu giao hữu với một đội Pháp Việt; đây là trận bóng quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Năm 1906, E. Breton, một uỷ viên Pháp trong L'Union des Sociétés Francaises des Sports Athlétiques đem luật lệ bóng đá sang Việt Nam phổ biến, và trong vai trò Hội Trưởng, chấn chỉnh lại Cercle Sportif Saigonnais theo cách tổ chức của các câu lạc bộ bóng đá bên Pháp. Nhiều câu lạc bộ khác được bắt chước thành lập và hoạt động, như Infanterie, Saigon Sport, Athletic Club, Stade Militaire, Tabert Club... Các giải bóng đá cũng bắt đầu được tổ chức từ đó.

Do được tổ chức, huấn luyện có quy củ hơn, Cercle Sportif Saigonnais liên tiếp thắng nhiều mùa giải: 1907, 1909, 1910, 1911, 1912, 1916... Dân ta rất nhạy cảm với bóng đá, sớm yêu thích và tự thấy mình cũng có thể chơi bóng đá giỏi nên bắt chước; học sinh, thợ thuyền, công chức rủ nhau chơi, dù trong điều kiện cực kỳ khó khăn, nhất là về sân bãi. Nhưng chỉ trong vài năm, nhiều người Việt đã nắm được luật lệ và kỹ thuật bóng đá nên tự lập đội bóng của mình, lấy tên là Gia Ðịnh Sport (đội bóng Việt Nam đầu tiên, thành lập năm 1907, do các ông Ba Vẻ, Phú Khai dẫn dắt, sau nhập một với đội Ngôi Sao Xanh (Etoile Bleue) của ông huyện Nguyễn Ðình Trị, thành Ngôi Sao Gia Ðịnh).

Từ năm 1920 thì ta đã có nhiều cầu thủ hay. Ngôi Sao Gia Ðịnh đã thắng tất cả các đội bóng khác mà số đông là đội người Âu, kể cả đội Cercle Sportif Saigonnais của ông Breton (1917), giành Cúp vô địch. Suốt thập kỷ 1925-1935, đội Ngôi Sao đã lừng danh với một thế hệ cầu thủ còn được nhiều người nhắc nhở cho đến nay: Sách, Thơm, Nhiều, Quý, Tịnh, Xường, Trung, Thi, Vi, Mùi, Tiếc, Rớt, Tài, Út, Danh, Giỏi, E. Quang... Sang thập kỷ 1945-1954, đội Gia Ðịnh còn tiếp tục ngự trị trên bóng đá Nam Kỳ với một thế hệ cầu thủ xuất sắc khác: Maurice Tài, Coón, Lý Ðức, Quới, Hiếu, Thọ 2, Tư, Mai, Mỹ, Thách, Thọ Ve, Bùi Nghẻn, Khê…

Cũng trong thập kỷ 1920, tự thấy mình có thể đứng độc lập được, giới hâm mộ và những nhà dẫn dắt hợp tác thành lập một Tổng Cuộc Bóng Ðá riêng cho người Việt, bầu ông Nguyễn Đình Trị làm Trưởng Ban Trị Sự, và mua đất làm sân riêng. Lúc ấy đã có một Tổng Cuộc Bóng Ðá do người Pháp chủ trì, nên việc hợp tác giữa hai Tổng Cuộc không thể tốt đẹp. Dù vậy, hai bên vẫn phải hợp tác tổ chức những cuộc thi đấu, như Giải Vô Ðịch Nam Kỳ chẳng hạn.

Trong một trận nẩy lửa giữa Cercle Sportif Saigonnais và Ngôi Sao Gia Ðịnh năm 1925, việc trọng tài người Pháp đã đuổi cầu thủ Paul Thi ra khỏi sân sau một cuộc xô xát, khiến cầu thủ này của đội Ngôi Sao bị treo giò vĩnh viễn sau đó, càng làm cho việc hợp tác thêm khó khăn. Giải Vô Ðịch Nam Kỳ bị gián đoạn trong nhiều năm, chỉ bắt đầu lại năm 1932, với 6 đội người Việt và 3 đội người Pháp. Tuy vậy, từ 1925 đến 1935 cũng có đến khoảng 29 giải bóng đá đủ loại được tổ chức, Gia Ðịnh một mình đăng quang hết 8 lần, xác định vai vế vua bóng đá miền Nam Việt một thời, số còn lại chia đều cho các đội Victoria, Khánh Hội, Cercle Sportif Saigonnais, Jean Comte, Auto-Hall (Nam), Commerce Sport, Thủ Dầu Một…

Ở miền Nam, về các đội bóng vùng Sài Gòn, ngoài Ngôi Sao Gia Ðịnh, còn có Victoria Sportive, Commerce Sport, Jean Comte, Sport Cholonaise, Khánh Hội Sport, Tân Định Sport, Gò Vấp, Hiệp Hoà, Chợ Quán, Phú Nhuận, Đồng Nai, Enfants de Troupe…; ở các tỉnh có: Thủ Dầu Một, Cần Thơ, Sóc Trăng, Sa Đéc, Gò Công, Châu Đốc, Mỹ Tho... Còn về sân bãi, phải kể đến các sân Vườn Ông Thượng (tức sân Tao Đàn), sân Citadelle (tức sân Hoa Lư), sân Renault (sau đổi thành sân Cộng Hoà, tức sân Thống Nhất ngày nay); một số khác chỉ còn trong ký ức như các sân Fourières (ở Bà Chiểu, gần lăng Lê Văn Duyệt), Mayer (góc đường Võ Thị Sáu - Trần Quốc Thảo ngày nay), và Marine (ở gần Trung tâm Mắt Thành Phố hiện nay)... Trên các sân này, đã xuất hiện bao thế hệ cầu thủ bóng đá Việt Nam mà tên tuổi vẫn còn lưu mãi trong ký ức tập thể của giới mộ điệu.

Ngoài các giải, cúp khá rầm rộ tại Sài Gòn và ở các tỉnh, Tổng Cuộc Bóng Ðá An Nam còn tổ chức tiếp đón nhiều đội bóng nước ngoài, và cử đội tuyển đi thi đấu tại Thái Lan, Campuchia, Malaysia,... Cao trào ấy đã làm môn thể thao vua này lan rộng ra cả nước. Đi đến đâu, bóng đá cũng được dân ta hưởng ứng, luyện tập, và tham gia nhiệt tình. Thuở ấy bóng đá chưa thành nghề mưu sinh, và người chơi bóng chỉ xem đây là một thú tiêu khiển, tập luyện nhằm nâng cao sức khỏe là chính yếu. Đa phần cầu thủ đều sống đạm bạc, đi bộ hay đón xe thổ mộ đến sân tập dượt; thỉnh thoảng mới được các chủ hội cho vài cắc ăn hủ tiếu, uống cà phê khi đá thắng.

Một khía cạnh lý thú khác: mặc dù là cội nguồn bóng đá của cả nước, Sài Gòn chưa có bóng đá nữ. Khoảng năm 1932, ở miệt vườn Cần Thơ mới xuất hiện đội bóng nữ Cái Vồn do ông bầu Sửu thành lập (kỹ sư canh nông Trần Khắc Sửu, sau làm tổng thống VNCH khoảng 1964-1965; còn Cái Vồn là đội nữ đầu tiên của Việt Nam và có thể của cả Á Châu!). Vài năm sau, có thêm đội Bà Trưng ở miệt Rạch Giá - Long Xuyên. Vào những dịp lễ Tết, các đội này kéo "gánh" lên Sài Gòn... biểu diễn. Một kỳ tích: năm 1933, đội nữ Cái Vồn thi đấu với đội nam Paul Bert tại sân Mayer, và hòa 2-2!

b. MIỀN BẮC VÀ MIỀN TRUNG:

Ở miền Bắc, cho đến khoảng năm 1900, ba môn thể thao mà người Pháp thường chơi và được báo chí nói đến là đua ngựa, đấu kiếm và ném quả lăn. Như vậy, bóng đá có lẽ đã chỉ xâm nhập vào đất Bắc khoảng 1906-1907, sau tiếng vang do cuộc viếng thăm của đội King Alfred ở Sài Gòn.

Ngày 22/12/1909, tờ báo tiếng Pháp Tương Lai Bắc Kỳ (L'Avenir du Tonkin) mới viết vài dòng về trận đấu giữa đội bóng Lê Dương Đáp Cầu (Legion Đáp Cầu) và đội Olympique Hải Phòng (đội Hải Phòng khi đó bao gồm cả cầu thủ người Pháp lẫn người Việt), với mấy dòng tường thuật như sau: Trận đấu diễn ra sôi nổi khiến khán giả rất thích. Các cầu thủ Đáp Cầu chơi có phần hay hơn, nhưng Hải Phòng chơi cũng chặt chẽ, lại không biết dùng đầu. Hai bên biểu diễn hòa nhã, không kêu hét ầm ỹ. Trọng tài công bằng. Cuối cùng Hải Phòng thắng: 2-1. Nhưng ở trận phục thù, cũng tờ Tương Lai Bắc Kỳ ngày 30/1/1910 cho biết Lê Dương Đáp Cầu đã thắng lại đội Hải Phòng 8-1, ngay trên sân Hải Phòng.

Riêng ở Hà Nội, tháng 2 năm 1912, một Câu Lạc Bộ Bóng Ðá Hà Nội (Stade Hanoien) cũng ra đời, bao gồm các đấu thủ người Việt và một số người Pháp như Menin, Megy, Bernard, Bonardi... Về phía quân đội Pháp, họ có Trung Ðoàn Bộ Binh Thuộc Ðịa (Régiment d’Infanterie Coloniale, RIC), Ngôi Sao Xanh (Étoile Bleue), Lê Dương Đáp Cầu, Lê Dương Việt Trì, và một vài đội nữa. Trung Ðoàn Bộ Binh Thuộc Ðịa có trình độ khá cao, với nhiều cầu thủ còn để lại tiếng tăm lâu dài như Luier, Lauroix, Marinelli, Beye.

Ngày 1/11/1913, trận cầu giữa Câu Lạc Bộ Bóng Ðá Hà Nội và Trung Ðoàn Bộ Binh Thuộc Ðịa đã lôi cuốn được gần 3.000 khán giả, kết quả đội bộ binh Pháp thắng 5-3.

Trong hai thập kỷ 1910-1920, các đội bóng của người Việt phát triển mạnh. Mới đầu chỉ là những đội chân đất do học sinh các trường đi tiên phong. Bóng dùng là bóng cao-su mầu trắng mua từ các cửa hàng người Hoa, Việt hoặc Nhật. Nhiều khu phố cũng có đội bóng riêng. Hà Nội thuở ấy chỉ có khoảng trên dưới 10 vạn dân, các trận giao hữu thường diễn ra ở mọi bãi trống, thậm chí cả trên các ngã ba, ngã tư phố vắng, đặc biệt là gần Nhà thương Đồn Thủy (bệnh viện Hữu Nghị hiện nay) hoặc trước Trường Hàng Kèn (Quang Trung hiện nay), đường Gambetta (Trần Hưng Đạo hiện nay)...

Sau này, để có sân chơi tương đối đúng kích thước cho các giải chân đất và chân giày của người Việt, Ðội Chớp Nhoáng (Eclair) và Câu Lạc Bộ Bóng Ðá Hà Nội mới hợp tác lập ra sân Nhà Dầu (gần kho xăng hãng Shell, sát cầu sông Cái, nay là cầu Long Biên). Riêng sân Mangin (sân Hàng Cỏ, nay gọi là sân Cột Cờ) có kích thước chính xác nhất, thuộc về nhà binh Pháp quản lý và chỉ được dùng cho các giải thi đấu chân giày chính thức. Chính trên sân Mangin, một giải vô địch bóng đá riêng cho Bắc Kỳ đã được tổ chức lần đầu vào khoảng 1918-1919, với không khí tưng bừng của ngày lễ hội: một tiểu đội quân nhạc vừa đi vừa thổi kèn quanh sân, sau đó trận bóng mới bắt đầu. Lúc đầu khán giả vào xem không mất tiền; về sau, ban tổ chức mới kê bàn ngăn bốn đường vào sân bán mỗi vé một hào.

Ðấy là về sân chơi. Về các đội bóng, những năm cuối thập niên 1930 đầu 1940 là đỉnh cao của bóng đá Việt Nam thời kỳ đầu, cả về phong trào cũng như thành tích. Thời kỳ này hầu như tỉnh nào cũng có một đội bóng, từ Bắc vào Trung, không kể Nam Bộ là nơi khởi thủy. Ở phía Bắc, ngoài Chớp Nhoáng (do nhà mạnh thường quân, kiêm tiền vệ nổi danh Trần Văn Quý cầm đầu) và Câu Lạc Bộ Bóng Ðá Hà Nội, còn phải kể đến Racing Club, Lạc Long Ngọn Giáo (La Lance), Hoả Xa (Usaga), Trường Bưởi (Chu Văn An hiện nay), Đại học (Université Club), Ngân Hàng, Ô-tô Han (Auto Hall)…ở Hà Nội, Voi Vàng Ðất Cảng, Olympique Hải Phòng, Mũi Tên (La Flèche), Radium (Trung Học), Thanh Niên Bắc Kỳ (La Jeunesse Tonkinoise) ở Hải Phòng, Hồng Bàng ở Nam Định, Phủ Lý Thể Thao ở Phủ Lý, đến như Lạng Sơn là một địa đầu biên giới miền núi cũng có Le Semeur. Miền Trung cũng có ASNA Vinh, Sept Huế, Touranne, Faifo Cheminot Nha Trang.

c. HỮU NGHỊ ĐÔNG DƯƠNG:

Năm 1931, nhận lời mời của Tổng Cuộc Bóng Ðá ở Sai Gòn, các đội Chớp Nhoáng ở Hà Nội và Thanh Niên Bắc Kỳ ở Hải Phòng là những đội đầu tiên từ miền Bắc đi ô-tô vào Nam thi đấu giao hữu; chuyến "Nam du" vô cùng vất vả và chật vật (Ngôi Sao Gia Định hạ Chớp Nhoáng 5-0, Victoria Sport thắng Thanh Niên Bắc Kỳ 1-0), nhưng có tác dụng chắp nối nhịp cầu thể thao Bắc - Nam rất lớn.

Năm 1936, khi khánh thành đường xe lửa Đông Dương, Thứ Trưởng Bộ Thuộc Ðịa Pháp Léo Lagrange đã có điều kiện tổ chức lần đầu tiên một cuộc thi đấu gồm 5 đội tuyển: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào và Campuchia (lúc đầu mang tên là Giải Léo Lagrange, sau đổi thành Giải Petain, rồi Giải Vô Ðịch Bóng Ðá Đông Dương). Từ đấy, cuộc thi đấu tranh giải trở thành truyền thống hàng năm, khi hội đủ điều kiện.

Cũng vào khoảng thời gian này, thế chiến thứ hai bùng nổ. Mặt Trận Việt Minh ra đời và công khai vận động nhân dân đứng lên giành độc lập. Nhà cầm quyền Đông Dương khởi xướng phong trào Khoẻ Ðể Phụng Sự, giao cho đại tá Ducroy tổ chức Giải Vô Ðịch Bóng Ðá Đông Dương, hầu lôi kéo một bộ phận thanh niên thành thị lao vào thể thao mà xa lánh chính trị. Cùng với nhiều bộ môn thể thao khác như bóng bàn, đua xe đạp, đấu quyền Anh,... bóng đá cũng đã thừa cơ phát triển rộng khắp, và đạt được nhiều kết quả khả quan. Nhưng từ 1945 trở đi, do tình hình chính trị khẩn trương và sau đó là chiến tranh, việc tổ chức cũng như trình độ bóng đá đều đình trệ và xuống cấp. Riêng về Giải Vô Ðịch Bóng Ðá Đông Dương, có thể ghi lại kết quả của 4 năm đầu:

- Lần 1 (1941) Hà Nội: Nam Kỳ hạ Trung Kỳ 4-2, đoạt chức vô địch.

- Lần 2 (1942), Huế: Nam Kỳ hạ Bắc Kỳ 3-2, giữ chức vô địch

- Lần 3 (1943) Pnôm Pênh: Nam Kỳ hạ Trung Kỳ 1-0, giữ chức vô địch

- Lần 4 (1944) Pnôm Pênh: Bắc Kỳ hạ Nam Kỳ 3-0, giành chức vô địch.

2. THÀNH TÍCH QUỐC TẾ:

Nếu như những năm đầu thập kỷ 1930, đội bóng Nam Hoa của Hồng Kông thắng các đội Việt Nam dễ dàng, và trung phong Lý Huệ Đường đã ngạo mạn nhận xét: bóng đá An Nam như ếch ngồi đáy giếng làm sôi máu làng cầu nước ta thì chỉ mấy năm sau, cùng với đội hình chưa mấy đổi thay, Lý "Cầu Vương" và các đồng đội Phùng Cảnh Tường, Lê Triệu Vinh đã hết qua nổi các hậu vệ Cao Hoài Cúi, Nguyễn Hữu Đước, Trương Tấn Bửu của đội An Nam. Ngược lại, hậu vệ Lưu Khánh Tài, Lý Thiên Sanh của Nam Hoa không cản được cặp Tiền - Tốt phá lưới, buộc thủ môn Bảo Gia Bình của Nam Hoa phải nhiều lần vào cầu môn nhặt bóng.

Năm 1938, Hoa Nam thua đội tuyển Nam Kỳ 1-2 tại Gia Định. Tháng 5/1938, sang thi đấu tại Hồng Kông, Tuyển Nam Kỳ thắng Tuyển Hồng Kông 4-0, hoà Hoa Nam 1-1, thắng Hải Quân Anh 6-2, thắng Quân Ðội Anh ở đó 3-0, sang Philipin thắng Létan 4-0, và La Salle (đương kim vô địch Philipinnes) 3-0...

Sau đó là Thế Chiến thứ hai, rồi chiến tranh Việt - Pháp; và tất nhiên là chiến tranh đã làm nền bóng đá Việt Nam dậm chân tại chỗ. Về thành tích chung cả ba miền thì năm 1951, một đội tuyển Việt Nam (với thành phần gồm Quyền, Quới, Waico, Vẹn, Thọ 2, Tư, Mỹ, Cưỡng, Hiếu, Trọng, Ðức của miền Nam, Hiệt của miền Trung, Thọ Ve, Ứng, Hợi, Khuê của miền Bắc)... được phép đi thi đấu giao hữu ở Algeria, Pháp (thua Nice 1-4, Rouen 1-3) và Thụy Ðiển (thua Stockhom 1-4).

Cho đến năm 1954, thành tích quốc tế chính thức duy nhất (đồng thời có thể xem như đầu tiên và cuối cùng) của đội tuyển quốc gia Việt Nam thời Pháp thuộc là tham dự Á Vận Hội lần thứ hai được tổ chức tại Manila (Philipin), dù không vượt thoát nổi vòng loại (thắng Philipin 3-2, thua Ðài Loan 1-2). Mặt khác, cột mốc đáng ghi nhớ nhất ở đây nằm ngoài lĩnh vực thể thao: trong khi thi đấu thì hiệp định Genève được ký kết, đất nước tạm thời chia đôi, nên đội tuyển Việt Nam (với thành phần: Lâm Kinh, Quí, Quới, Pierre Nhung, Thọ, Hiếu, Maurice Tài, Myo Hồ, Coón, Mỹ, Thách, Phải, Ðức, Tư, Chạc của miền Nam, thêm Ứng, Hợi, Khê từ miền Bắc) vừa về đến Sài Gòn thì đành phải chia thành hai ngả.

Nhưng cũng từ năm 1954 trở đi, khi hoà bình được lập lại phần nào sau hiệp định Genève, phong trào bóng đá ở cả hai miền mới được phục hồi và nhanh chóng phát triển trở lại, dù trong điều kiện đất nước chia đôi và sau đó là chiến tranh lần nữa.

Ở miền Bắc, đội bóng đá Thể Công, ra đời từ phong trào thể thao của QĐNDVN và được chính thức thành lập ngày 23/9/1954, thi đấu và phát triển mỗi ngày một mạnh, nhiều năm đoạt chức vô địch.

Năm 1960, do yêu cầu xây dựng "mũi nhọn đỉnh cao", Trường Huấn luyện TDTT Trung ương được thành lập. Đội tuyển Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà thời đó (thực chất là lấy Trường Huấn luyện quốc gia làm nòng cốt, phối hợp cùng Thể Công) được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc, Đức... đã đạt được thành tích cao ở các giải Galefo (Indonesia, 1963) và Galefo Châu Á (Campuchia, 1966), và trong các cuộc thi đấu thuộc khu vực cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa, đương đầu ngang ngửa với các đội mạnh như đội tuyển Trung Quốc, Triều Tiên, có lần còn thắng cả đội tuyển trẻ Liên Xô tại Moscow. Lớp cầu thủ: Thọ, Long, Phàn, Ngọc, Chính, Vinh, Từ Hiển, Hùng (xồm), rồi tiếp đến lớp Khánh, Giáp, Thế Anh thực sự đã đạt được những bước tiến dài, đáng tự hào của bóng đá miền Bắc Việt Nam.

Trong Nam, bóng đá cũng phát triển mạnh suốt thời gian ấy, làm cho các nước trong khu vực phải kính nể. Vào cuối thập kỷ 1950, đội tuyển Việt Nam Cộng Hoà đã trở thành 1 trong 4 "cường quốc bóng tròn Châu Á", khi lọt vào vòng chung kết giải Vô địch châu Á 1960 cùng với Nam Hàn, Ấn Độ, Trung Hoa quốc gia (do Hồng Kông đại diện). Cựu "Đại Vương Túc Cầu" Lý Huệ Đường, HLV của đội tuyển Hồng Kông, người trong thập niên 1940 đã từng chê bóng tròn Việt Nam như ếch ngồi đáy giếng, bây giờ phải công nhận rằng đội Việt Nam có lối đá đa dạng nhất trong các đội châu Á, và các cầu thủ Việt Nam là những thuật sĩ bóng tròn trên sân cỏ.

Một chứng cớ khác: khi ghé Sài Gòn để đá giao hữu với Ðội Tuyển Việt Nam Cộng Hoà năm 1959, nhà dìu dắt đội Nhật đã tặng cho Tổng Cuộc Bóng Đá Việt Nam một đôi giầy nhỏ trước khi thi đấu, với ý nghĩa trình độ bóng đá của Nhật chỉ như đôi giầy nhỏ này so với Việt Nam, mong rằng sau các lần thi đấu, Nhật sẽ học hỏi được nhiều bài học quý giá từ một làng bóng có tiếng ở châu Á. Song chỉ 5 năm sau, bóng đá Nhật không còn là đôi giầy nhỏ nữa.

Từ năm 1960 đến năm 1966, Việt Nam Cộng Hoà thường được xếp hạng từ thứ ba đến thứ nhất trong các giải bóng đá tại châu Á. Một trong những sự kiện đáng ghi nhớ nhất của lịch sử thể thao Việt Nam là Ðội Tuyển Việt Nam Cộng Hoà, dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên Weigang người Ðức, đã đoạt Cúp Merdeka lần thứ 10 do Malaysia tổ chức năm 1966, với sự tham dự của 12 đội bóng của 12 nước. Giải này ra đời từ năm 1957, do sáng kiến của Thủ Tướng Malaysia Abdul Rahman (vốn là cựu hậu vệ của đội tuyển quốc gia, và Merdeka có nghĩa là Ðộc Lập), lúc bấy giờ đã trở thành một giải bóng đá quốc tế hàng năm rất có uy tín trên khắp lục địa.

Về nội bộ, năm 1954 cũng đánh dấu một thay đổi lịch sử khác là sự mất mát của Ngôi Sao Gia Định. Vì nhiều lý do khác nhau, nhóm cầu thủ đã làm rạng danh bộ áo màu xanh đen với ba sọc ngang và ngôi sao trên ngực trái mỗi người bỗng đi một ngả, song chủ yếu là về đầu quân cho AJS (Association de la Jeunesse Sportive), hoặc Cảnh Sát. Cùng với hai đội khác là Tổng Tham Mưu (TTM) của Quân Ðội và Quan Thuế ít lâu sau, bốn đội này luân phiên thống trị bóng đá miền Nam cho đến năm 1975. Năm 1968, khi giải vô địch Á Châu dành cho các câu lạc bộ vô địch ở mỗi quốc gia (C1) được tổ chức lần đầu tiên tại Bangkok, đội AJS đại diện cho VNCH đã sang dự thi, hoà với Bangkok Bank (Thái Lan), và Mysou State (Ấn Ðộ) 1-1, hạ Lions (Philipin) 6-1, thắng Yangzee (Ðại Hàn) 5-3, chung cuộc đứng thứ 5 trong số 10 đội tham dự.

Nói tóm lại, dù ở mức độ quốc gia hay câu lạc bộ, bóng đá cả hai miền đều phát triển khả quan. Riêng trong Nam, nền bóng đá VNCH đã nghiễm nhiên trở thành một cường quốc trong vùng Ðông Nam Á, và đang trên đường chinh phục toàn bộ lục địa thì bị gián đoạn.

BÓNG ĐÁ MIỀN NAM VÀ THÀNH TÍCH QUỐC TẾ (1930-1975)

Thành tích quốc tế của các đội tuyển miền Nam (với những danh xưng khác nhau, từ Ðội Tuyển Nam Kỳ, Nam Việt, Sài Gòn, đến Việt Nam Cộng Hoà), qua các giải bóng đá thế giới, Á Châu, và các trận hữu nghị quốc tế, có thể được ghi lại như sau:

World Cup

- 1974, Khu vực châu Á: VNCH tham dự lần đầu, bị loại sau 3 trận (2 thua 1 thắng: VNCH- Ðại Hàn 0-4, VNCH Hông Kông 0-1, VNCH-Thái Lan 1-0)

Thế vận hội

- 1963, Tranh vòng loại Thế Vận Hội Tokyo 1964, bị loại bởi Ðại Hàn và Israël (VNCH - Isarel 0-1 tại Sài Gòn, Israël - VNCH 0-2 tại Tel Aviv, Đại Hàn - VNCH 3-0 tại Seoul, VNCH- Đại Hàn 2-2 tại Sài Gòn).

- 1968, Tranh vòng loại Thế Vận Hội Mexico 1968, bị loại vì chỉ đứng thứ 4 trên 6 đội trong bảng, với kết quả là 2 trận thắng, 1 hoà, 2 thua (VNCH - Philipin 10-0, VNCH - Ðài Loan 3-0, VNCH - Lebanon 1-1, Nhật Bản - VNCH 1-0, Đại Hàn - VNCH 3-0.

Vô địch quốc gia châu Á

- Lần 1 (1956, Hông Kông), thua Israël và Ðại Hàn, không vượt thoát vòng loại.

- Lần 2 (1960, Seoul) sau khi đứng đầu bảng ở vòng loại (có Malaysia, Singapore), VNCH lọt vào vòng chung kết, xếp thứ 4 sau khi thua Đại Hàn 1-5, Ðài Loan 1-3 và Isarel 1-5.

ASIAD (Á Vận Hội)

- Lần 1 (1951, New Dehli), VN không tham dự

- Lần 2 (1954, Manila), VN không vượt thoát vòng loại, thắng Philipin 3-2, thua Hông Kông (đại diện cho Ðài Loan) 1-2.

- Lần 3 (1958, Tokyo), VNCH hoà Pakistan 1-1, thắng Malaysia 6-1, nhưng vẫn bị loại

- Lần 4 (1962, Jakarta), VNCH đứng thứ 4 trong số 8 đội tham dự (thua Ấn Ðộ 2-3 ở bán kết, thua Malaysia 1-4 trong trận tranh huy chương đồng)

- Lần 5 (1966, Bangkok), VNCH không vượt thoát vòng loại, do thua trận quyết định trước Singapore 1-4.

- Lần 6 (1970, Bangkok), VNCH không vượt thoát vòng loại.

SEA Games

- Lần 1 (1954, Bangkok), VNCH - Thái Lan 3-1, huy chương vàng

- Lần 2 (1961, Rangoon), VNCH - Thái Lan 0-0 (sau khi hạ Lào 7-0), huy chương đồng

- Lần 3 (1965, Kuala Lumpur), VNCH - Singapore 4-1, huy chương đồng.

- Lần 4 (1967, Bangkok), VNCH - Miến Ðiện 0-1, huy chương bạc.

- Lần 5 (1969, Rangoon), VNCH hoà Thái Lan, huy chương đồng.

- Lần 6 (1971, Kuala Lumpur), VNCH hoà Thái Lan, huy chương đồng.

- Lần 7 (1973, Singapore), VNCH - Miến Ðiện 2-3, huy chương bạc.

- Lần 8 (1975, Bangkok), CHXHCNVN không tham dự.

Giao hữu

- 1930, tiếp Lạc Hoà (Thượng Hải) và Nam Hoa (Hông Kông): Ngôi Sao Gia Định - Lạc Hoà 0-3, Ngôi Sao Gia Ðịnh - Nam Hoa 1- 4 Commerce Sport - Nam Hoa 1-1, Tuyển An Nam - Nam Hoa 2-2.

- 1936, tiếp Đội Tuyển Trung Hoa chuẩn bị dự Thế Vận Hội Berlin 1936 Nam Kỳ B - Tuyển Trung Hoa 1-8, Nam Kỳ A - Tuyển Trung Hoa 1-4.

- 1937, tiếp Đội Tuyển Tinh Châu (Singapore bây giờ) . Liên quân Auto Hall/Cảnh Sát - Tuyển Tinh Châu 1-1 Tuyển Nam Kỳ - Tuyển Tinh Châu 1-3.

- 1949, tiếp Đội Tuyển Pháp B ; Tuyển Nam Việt - Pháp B 1-2.

- 1950, tiếp Djurgarden (Thụy Ðiển, qua chiếc cầu nối là nhà báo thể thao Vol Lyberg). Ngôi Sao Gia Ðịnh - Djurgarden 0-3, Nam Việt B - Djurgarden 1-3 Nam Việt A - Djurgarden 2-3.

- 1951, tiếp Nam Hoa (Hồng Kông) Tuyển Nam Việt - Nam Hoa 1-3 ; Liên Quân Cảnh Sát/Ngôi Sao Gia Ðịnh - Nam Hoa 1-3 ; AJS - Nam Hoa 1-1 ; AJS - Nam Hoa 3-1.

- 1952, tiếp Nam Hoa Tuyển Nam Việt - Nam Hoa 1-3 ; AJS - Nam Hoa 3-1, Liên Quân AJS/TTM - Nam Hoa 1-3 ; Cảnh Sát - Nam Hoa 1-0.

- 1953, tiếp Lask (Áo) và Djurgarden (Thụy Ðiển) Cảnh Sát - Lask 1-2 ; AJS - Lask 0-1 và 2-0 Nam Việt B - Lask 1-8 ; Nam Việt A - Lask 1-4 AJS - Djurgarden 0-2 ; Nam Việt B - Djurgarden 1-2 ; Nam Việt A - Djurgarden 2-3 ; (Bắc Việt - Djurgarden 1-7).

- 1954, tiếp AIK (Thụy Ðiển) ; AJS - AIK 2-2.

- 1958, tiếp Wacker (Áo) Tuyển Quân Ðội - Wacker 0-1 ; Tuyển Sài Gòn - Wacker 4-1.

- 1959, tiếp Đội Tuyển Vienner (Áo), Djurgarden (Thụy Ðiển) và Đội Tuyển Nhật Bản Tuyển Sài Gòn - Vienner 4-1 ; Liên Quân AJS/Cảnh Sát - Djurgarden 1-3 Tuyển Quân Ðội - Djurgarden - 1-1 ; Tuyển Sài Gòn - Djurgarden 3-1. Tuyển Quân Ðội - Nhật Bản 3-1 ; Tuyển Sài Gòn - Nhật Bản 3-1.

- 1961, tiếp Nơrkoping (hạng ba Thụy Ðiển) và Young Boys (vô địch Thụy Sĩ) Tuyển Sài Gòn - Nơrkoping 1-1 và 0-4. TTM - Nơrkoping 2-1 ; Cảnh Sát - Young Boys 3-2.

- 1962, tiếp Lima (Peru), Đội Tuyển Quân Ðội Hoàng Gia Anh và Đội Tuyển Đài Loan TTM – Lima 0-3 ; Tuyển Sài Gòn - Lima - 2-2. Tuyển Quân Ðội - Quân Ðội Anh 1-4 ; Tuyển Sài Gòn - Quân Ðội Anh 0-2 Quan Thuế- Ðài Loan 0-1 ; Liên quân AJS/TTM - Đài Loan 0-0 Tuyển Sài Gòn - Ðài Loan 1-1 ; Tuyển Sài Gòn - Ðài Loan 3-1.

- 1963, tiếp Nguyên Lãng (Hồng Kông) ; AJS - Nguyên Lãng 4-1. 1965, tiếp Odense (vô địch Ðan Mạch) ; Tuyển Sài Gòn - Odense 1-2.

- 1969, tiếp Đội Tuyển Đài Loan do Lý Huệ Đường hướng dẫn TTM - Ðài Loan 2-1 ; Tuyển Sài Gòn - Ðài Loan 2-0. 1973, tiếp FC Hertha 03 (Tây Ðức) ; Tuyển Sài Gòn FC Hertha 1-1.

- 1975, tiếp FC Hertha 03 (Tây Ðức) Tuyển Sài Gòn - FC Hertha 1-2. Tuyển Sài Gòn - FC Hertha 0-1

Viễn du

- 1938, Lần đầu tiên Đội Tuyển Nam Kỳ viễn du thi đấu (với thành phần Tịnh, Tài, Cúi, Xê, Bạch, Bửu, Vẹn, Paccini, Vân Bông, Mạnh, Guichard, Quang, Tốt, Tiền, Đại). Tại Hông Kông, thắng 3, hòa 1 (1-1với Nam Hoa). Tại Philipin thắng 4 hoà 1, thua 2...

- 1940, Đội Tuyển Nam Kỳ sang Hồng Kông thi đấu, thua Nam Hoa 0-1, thắng Macau 2-1, và Hồng Kông 3-0.

- 1955, Đội TTM thi đấu giao hữu tại Pnôm Pênh và thua Cảnh Sát Cao Miên 1-3. 1962, Đội Tuyển Sài Gòn sang Indonesia thi đấu, thắng Jakarta 4-3, Sourabaga 2-0 và Tuyển Indonesia 2-1.

Các giải khác

- 1934, Giải Liên Cảng do Lãnh Sự Pháp ở Hồng Kông tổ chức tại Sài Gòn. Tuyển Nam Kỳ thắng Hồng Kông 3-1 và 6-0. Giải này sau đó vì nhiều lý do nên không được tổ chức nữa.

- 1959, Giải Merdeka lần thứ 3: TTM đại diện VNCH thắng Ấn Ðộ 3-1, Nhật 3-2, Singapore 2-1, và chỉ thua Malaysia ở vòng đầu, chung cuộc đứng hạng ba trong số 9 nước tham dự.

- 1961, Giải Bóng Ðá Quốc Tế tại Sài Gòn lần 1, VNCH đoạt chức vô địch VNCH - Indonesia 4-1 ; VNCH - Malaysia 1-0.

- 1964, Giải Vô Ðịch Thiếu Niên Á Châu tranh tại Sài Gòn, Ðội Tuyển Thiếu Niên VNCH xếp thứ ba ở bảng loại và chung cuộc đứng thứ 7 trong số 8 đội tham dự. Hai đội Miến điện và Israël đồng vô địch, sau khi hòa 0-0 ở trận chung kết.

- 1966, Giải Merdeka lần thứ 10: Ðội Tuyển VNCH thắng Singapore 5-0, Nhật Bản 3-0, Malaysia 5-2, Ðài Loan 6-1 đứng đầu bảng vòng loại (4 chiến thắng, 8 điểm, hiệu số bàn thắng bại 19/3), trên đội thứ nhì là Ấn Ðộ rất xa (6 điểm, 2 thắng, 2 hoà). Ðể dưỡng quân, Huấn Luyện Viên Weigang xếp thành phần trừ bị để đấu với Ấn Ðộ và chỉ thua 0-1, sau đó thắng Miến Ðiện 1-0 trong trận chung kết, đoạt cúp (Ðội Tuyển VNCH 1966, với thành phần tuyển thủ: Châu, Chinh, Ngôn, Mộng, Lắm, Tam Lang, Có, Hiển, Hội, Thanh, Vinh, Thuận, Chiêu, Quang, Chánh, Phụng, Ðức, Xê)

- 1969, Giải King's Cup (Thái Lan), Ðội Tuyển VNCH xếp thứ ba sau khi thắng Tây Úc 3-1, Lào 7-0, hòa Singapore 1-1, thua Indonesia 1-3 và Đại Hàn 0-3.

- 1971, Giải Presta Sukan lần 1 tại Singapore, Ðội Tuyển VNCH đồng vô địch với Ấn Ðộ sau khi hòa 0-0 ở trận chung kết.

- 1971, Giải Vô Ðịch Quân Ðội khu Viễn Ðông (CISM), Ðội Tuyển Quân Ðội VNCH đoạt chức vô địch (với thành phần có Tiết Anh, Võ Thành Sơn, Quang Đức Vĩnh, Võ Bá Hùng...).

- 1974, Giải Vô địch Học Sinh Á Châu tại Philipin, Ðội Tuyển Học Sinh VNCH xếp hạng ba sau khi thắng Thái Lan 3-1, trước đó ở vòng loại đã thắng Indonesia 3-1, Singapore 2-0 và thua Malaysia 1-2. Chức vô địch thuộc về Malaysia.
Về Đầu Trang Go down
https://fallinlove.forumvi.com
hongduong
Đại tướng
Đại tướng
hongduong


Tổng số bài gửi : 315
Reputation : 33
Join date : 10/08/2011
Age : 31
Đến từ : Đất Tổ Châu Phong

Lịch sử bóng đá !!! Empty
Bài gửiTiêu đề: 10 vụ phản bội   Lịch sử bóng đá !!! EmptyFri Jun 22, 2012 7:46 am

10 vụ phản bội


Luis Figo
Figo, "tên phản bội" to gan nhất xứ bò tót.
Chuyển từ Barcelona sang Real Madrid để được lĩnh 72.000 bảng/tuần, đây là quyết định vì tình yêu? Sự đối nghịch giữa Real và Barca còn hơn cả thù địch giữa Tin lành và Cơ đốc. Nhưng, bằng “nghị lực”, Figo đã vượt lên tất cả để trở thành tên... Judas to gan nhất ở xứ sở bò tót. Và trong một lần trở lại Camp Nou (năm 2002), Figo nhận được 1 rừng chai lọ, dao và cả... thủ lợn.
Ronaldo
Chấn thương 33 tháng ở Inter Milan là cực kỳ đen đủi nhưng Ronaldo cũng nhờ dịp đó mà anh nhận ra “người cha thứ 2” - Chủ tịch Massimo Moratti. Ấy thế mà, vừa nhận đủ 132 tuần lương (75.000 bảng/tuần), chờ Moratti trả tiền điều trị xong, “người ngoài hành tinh” Ronaldo đã đứng dậy, “vuốt đuôi”, rồi “dông” thẳng một mạch sang Real Madrid. Cay lắm nhưng báo chí Italia chỉ biết chửi với theo: “Real, hãy mua nốt Moratti!’
Benito Carbone
Từng khoác áo 14 CLB, tình yêu của Benito trở nên quá “vĩ đại”. Với Bradford, “Tôi sẽ ở lại đây vì cầu thủ, CĐV, BLĐ là 1 gia đình”. Với Feyenoord, “Trái tim tôi là dành cho Feyenoord”… Vậy thực ra thì trái tim anh thuộc về ai đây!?
Pierre van Hooijdonk
‘‘7.000 bảng/tuần? OK! Chừng đó đủ. Nhưng không phải cho tôi mà là một đứa đánh giày!” và Pierre rời Celtic (1997) để đến Nottingham Forest với mức lương 4,5 triệu bảng/năm. Được đúng 11 trận, anh này lại chê ỏng chê eo “Forest là CLB hạng... gà” và chuyển đến Arnhem, rồi Benfica. Thậm chí, tháng 6/2003, Pierre còn quay lại kiện Forest đòi 650.000 bảng + 50.000 bảng tiền thưởng. Bó tay!
Alf Common
Đây được coi là kẻ phản bội lớn nhất thời “tiền sử”, người đầu tiên trên thế giới cán kỷ lục chuyển nhượng 1.000 bảng Anh. Cứ ở đâu mùi tiền “nặng” hơn là ở đó có Alf. Khởi nghiệp ở Sunderland, chạy sang Sheffield United năm 1901 vì 325 bảng, lộn lại Sunderland năm 1904 (520 bảng), bắt tàu đến Middlesbrough năm 1905 để phá kỷ lục thế giới (1.000 bảng)... Mọi chuyện đều có thể xảy ra, miễn là có tiền.
Charlie Mitten
Năm 1948, tiền vệ cánh của MU cũng chạy theo tiếng leng keng của những đồng tiền xu. Do không được tăng lương (10 bảng/tuần), Mitten đã “chạy” sang tận Santa Fe (Bogota, Colombia) chỉ vì 5.000 bảng (hoa hồng), mức lương mới 100 bảng/tuần, 1 ngôi nhà và 1 chiếc xe hơi. Nhưng rồi, do phạm luật, Mitten đã bị “đuổi” về Anh, bị cấm thi đấu 6 tháng và phạt 250 bảng.
Fabrizio Ravanelli
100 năm sau thời “tiền sử”, Alf Common có một hậu duệ xứng đáng mang quốc tịch Italia: Fabrizio Ravanelli. Yêu Boro, “Tôi dành cho Middlesbrough một tình yêu đặc biệt”. Nhưng vừa đặt chân đến Marseille: “Tôi không muốn trở lại Anh. Thành phố cảng này mới thật sự là thiên đường”. Lúc khoác áo Derby County, “Con người và thành phố này thật tuyệt với, tôi thậm chí có thể ở lại đây mà không cần lĩnh lương”.
Louis Saha
Ngay khi MU đưa ra đề nghị, tiền đạo của ĐT Pháp đã cuống cuồng gói ghém hành lý để chuyển từ London đến Manchester như thể nếu không đi ngay, anh sẽ... tắt thở! Bất chấp những lời chèo kéo của HLV Chris Coleman, của ông chủ Mohammed Al Fayed, Saha vẫn nằng nặc đòi đi và Luật Bosman đã “giúp” vụ phản bội diễn ra chóng vánh.
Winston Bogarde
Xét về thời gian, phải nói Bogarde là cầu thủ trung thành nhất thế giới, nhưng về tiền bạc, đây lại là vụ phản bội “chuối” nhất trong lịch sử. Kể từ năm 2000, hậu vệ người Hà Lan mới ra sân... 4 trận, tuy nhiên, vẫn lĩnh lương đều đều 40.000 bảng/tuần ở Chelsea. Đừng coi thường, sự lỳ lợm, trơ trẽn của Bogarde rất có giá: 8,3 triệu bảng/3 năm. Ngồi chơi ở đâu để kiếm chừng ấy tiền!
Về Đầu Trang Go down
https://fallinlove.forumvi.com
hongduong
Đại tướng
Đại tướng
hongduong


Tổng số bài gửi : 315
Reputation : 33
Join date : 10/08/2011
Age : 31
Đến từ : Đất Tổ Châu Phong

Lịch sử bóng đá !!! Empty
Bài gửiTiêu đề: NHỮNG HUYỀN THOẠI MẶC ÁO SỐ 7 CỦA MANCHESTER UNITED   Lịch sử bóng đá !!! EmptyFri Jun 22, 2012 7:53 am

NHỮNG HUYỀN THOẠI MẶC ÁO SỐ 7 CỦA MANCHESTER UNITED


CANTONA, một trong những số 7 huyền thoại của MU

Qua mọi thời kỳ, chiếc áo số 7 của Manchester United có những chủ nhân khác nhau nhưng tất cả đều có chung một điểm: Nhân vật kiệt xuất của M.U. Chiếc áo số 7 luôn là một vinh dự cho bất kỳ cầu thủ nào khoác nó khi đặt chân đến M.U. Đồng thời, nó cũng là trách nhiệm nặng nề cho ất kỳ cầu thủ nhận lấy. Bởi nó đã dệt lên những huyền thoại ở Old Tranfford như George Best, Johnny Berry, Bryan Robson, Willie Morgan... những người đã đóng góp những thành công rực rỡ cho M.U.

Sở dĩ phải nói lên điều đó vì tất cả những cầu thủ từng khoác chiếc áo số 7 của M.U luôn là những người xuất sắc nhất trong đội hình đội bóng này. Khi các CĐV sân Old Trafford chưa kịp quên đi hình ảnh của George Best thì lập tức họ đã thấy một Cantona lừng lẫy. Tiếp đó, là một tiền vệ tài hoa bậc nhất của bóng đá hiện đại, David Beckham.

Johnny Berry (1951 - 1958)

Johnny Berry, đến với M.U vào năm 1951 - 1958, một trong những tiền vệ cánh phải dũng mãnh nhất của M.U thời đó. Ông đã đóng góp khá nhiều bàn thắng quan trọng giúp cho M.U giành 3 chiếc cúp vô địch ngoại hạng Anh. Tuy nhiên ông đã vĩnh viễn giã từ sự nghiệp thi đấu ở tuổi 31, trong vụ tai nạn máy bay ở Munich.

George Best (1963 - 1974)

George Best, một trong những huyền thoại vĩ đại nhất của M.U. ông chính là cầu thủ đầu tiên đưa chiếc áo số 7 trở thành huyền thoại ở M.U. Đến với M.U vào năm 1963 - 1974, George Best đã ghi được 137 bàn thắng trong 316 trận chơi cho M.U. Ngoài ra, cầu thủ này còn là một tác nhân quan trọng giúp cho tuyển Anh giành Cúp VĐTG 1966.

Willie Morgan (1968 - 1975)

Willie Morgan là một mẫu tiền vệ cánh xuất sắc, với lối rê bóng điêu luyện, đầy kỹ thuật. Tiền vệ này đến M.U vào năm 1968 - 1975, ông là người khoác chiếc áo số 7 khi George Best nghỉ thi đấu. Ông cho rằng tài năng của mình và George Best là ngang nhau. Trong 236 trận thi đấu cho M.U, Morgan đã ghi được 25 bàn.

Steve Coppell (1974 - 1983)

Steve Coppell, nỗi kinh hoàng cho bất cứ hàng phòng ngự nào ở Anh. Ông cùng M.U giành cúp FA vào năm 1977 khi đánh bại Liverpool ở Wembley. Lần đầu tiên khoác áo tuyển Anh của Coppell là chiến thắng trước Ý tại Wembley tại vòng loại World Cup 1978. Coppell phải giã từ sự nghiệp ở tuổi 28 vì chấn thương đầu gối.

Bryan Robson (1981 - 1984)

Bryan Robson được mệnh danh là "Vị thủ lĩnh ma quái", ông đến với M.U với giá 1,5 triệu bảng vào năm 1981 - 1994. Robson đã cùng M.U giành được 3 chiếc cúp FA vào những năm 82-83, 84-85 và 89-90. Hai lần vô địch ngoại hạng vào các năm 92-93, 94-95, giành cúp Châu Âu vào năm 90-91.

Eric Cantona (1992 - 1997)

Eric Cantona, người được CĐV M.U xưng tụng là "King Eric" một trong những huyền thoại của M.U. Cantona đến M.U vào năm 1992 với giá 1,2 triệu bảng được Liên đoàn bóng đá Anh bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất trong năm 1994. Cantona giúp cho M.U giành 3 chức VĐ Premier League.

David Beckham (1992 - 2003)

Cầu thủ xuất sắc nhất nước Anh năm 2000, Beckham đã đặt dấu ấn thành công của mình vào giải 1999 - 2000 ở giải ngoại hạng Anh. Với chiếc áo số 7, có lẽ Beckham là cầu thủ được những người hâm mộ yêu mến nhất ở M.U. Beckham đã cùng M.U làm cú ăn ba lịch sử mùa bóng 1998 - 1999.

Cristiano Ronaldo (2003)

Sau những huyền thoại. George Best, Cantona, Beckham. Và giờ đây là C.Ronaldo cũng khoác chiếc áo số 7. Liệu chàng tiền vệ từ Madeira, Bồ đào Nha này có thể trở thành một huyền thoại của M.U? Đến M.U từ đầu mùa bóng, C.Ronaldo đã nhanh chóng hoà nhập và mau chóng thay thế Beckham.


Được sửa bởi hongduong ngày Fri Jun 22, 2012 7:55 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://fallinlove.forumvi.com
hongduong
Đại tướng
Đại tướng
hongduong


Tổng số bài gửi : 315
Reputation : 33
Join date : 10/08/2011
Age : 31
Đến từ : Đất Tổ Châu Phong

Lịch sử bóng đá !!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Ken Aston và sự ra đời của những chiếc thẻ   Lịch sử bóng đá !!! EmptyFri Jun 22, 2012 7:54 am

Ken Aston và sự ra đời của những chiếc thẻ

Thật khó có thể hình dung nổi một trận đấu sẽ diễn ra như thế nào, nếu như không có sự tồn tại của những chiếc thẻ Vàng và thẻ Đỏ. Và người ta cũng khó mà tin nổi, rằng tuổi đời của những chiếc thẻ này mới chỉ là 38, bằng tuổi đời của một lão tướng sân cỏ. Nhưng đó là sự thật, bởi mãi đến năm 1967, chúng mới được một trọng tài người Anh có tên là Kenneth George Aston phát minh ra.

Trọng tài Ken Aston
Aston vốn xuất thân từ nghề dạy học. Năm 1935, ông bắt đầu công việc gõ đầu trẻ tại trường tiểu học Newbury Park County ở vùng Essex. Tại Anh, thể thao luôn là một phần quan trọng trong các chương trình giáo dục ở nhà trường, giáo viên thường kiêm vai trò trọng tài. Và ông thầy 20 tuổi ngay lập tức được giao nhiệm vụ quản lý các trận đấu bóng.

Chỉ một năm sau, Aston đã được công nhận là một trọng tài bóng đá chính hiệu. Đầu thập kỷ 60 ông trở thành một trong những trọng tài chuyên nghiệp hàng đầu ở Anh. Aston hầu như không hề lâm phải một tình huống gây tranh cãi nào trong suốt sự nghiệp cầm còi.

Bước ngoặt quan trọng nhất xảy với Aston khi ông được giao điều khiển trận khai mạc VCK World Cup 1962 giữa chủ nhà Chile và ĐT Thuỵ Sĩ (3-1). Ông bắt trận đó hoàn hảo đến mức FIFA quyết định để ông làm trọng tài chính của trận Chile - Italia (2-0). Đây là một trận đấu rất nhạy cảm. Thời đó, báo chí Chile cho rằng các nhà báo Italia đã có những bài viết hồ đồ về nhan sắc và phẩm hạnh của phụ nữ Chile. Chịu quá nhiều áp lực của dư luận, Chile - Italia trở thành trận đấu của danh dự, và bóng đá chỉ còn là vấn đề thứ yếu. Người ta gọi đó là cuộc chiến Santigo.

“Tôi không giống một trọng tài của một trận đấu bóng mà như người hoà giải trong một cuộc hoà đàm quân sự” - nhiều năm sau Aston nhớ lại. Xung đột không phải là điều quá xa lạ với Aston (từng đeo hàm trung tá phục vụ cho quân đội Anh tại châu Á trong thế chiến thứ 2”, nhưng “trận chiến Santigo” vẫn khiến ông “sợ xanh mắt”). Những viên cảnh sát, được vũ trang đến tận chân răng, được phép vào sân 3 lần trong suốt 90 phút của trận đấu để giúp trọng tài giữ trật tự sân cỏ. Aston buộc phải đưa 2 cầu thủ Italia ra khỏi sân, buộc phải ngừng trận đấu vài lần vì những cuộc hỗn chiến bên ngoài đường pitch.

Thời điểm ra đời
Aston đã có ý định từ giã các trận đấu đỉnh cao sau khi bắt chính trong trận chung kết cúp FA năm 1963. Nhưng 3 năm sau đó, FIFA đã mời ông tham gia Uỷ ban Trọng tài FIFA, nơi ông giữ chức Chủ tịch từ năm 1970 đến 1972. Với vai trò mới, Aston một lần nữa lại buộc phải có mặt trong một trận đấu đầy tranh cãi trong lịch sử WC. Năm 1966, đội chủ nhà Anh gặp Argentina tại vòng tứ kết trên sân Wembley. Aston, trọng tài bắt chính trận đấu đó, đã phải dùng tài “dỗ trẻ” của mình để “hạ hoả” đội trưởng ĐT Argentina Rattín, sau khi anh này bị buộc phải ra khỏi sân.

Trận đấu vẫn tiếp tục là điểm nóng của dư luận sau đó, khi báo chí cho rằng lẽ ra trọng tài phải đuổi cả 2 anh em nhà Charlton (Bobby và Jack), giống như Rattín. Điều đó khiến Aston suy nghĩ rất nhiều, ông muốn tìm một cách nào đó để những rắc rối như thế không tái diễn. Điều đó ám ảnh ông ở mọi lúc mọi nơi, và “Khi tôi lái xe trên đường cao tốc Kensington, đèn đỏ, thế là phải dừng lại. Tôi chợt nảy ra: Vàng, anh bị cảnh cáo. Đỏ: Anh phải nghỉ thi đấu.”

Thế là, những chiếc thẻ Vàng và Đỏ ra đời. Nó bắt đầu được áp dụng tại World Cup 1970 (Mexico) và trở thành một phần của cuộc chơi.

Với bóng đá, không chỉ là trọng tài
Với tư cách một trọng tài, một người của FIFA, Aston đã kinh qua nhiều trận đấu bóng đá. Ông cũng là một nhà lãnh đạo đáng kính của Toà án Thể thao, từng xuất hiện trong nhiều phiên toà.

Bóng đá đã ăn sâu vào máu thịt ông và đi theo ông trong suốt cuộc đời. Từ 1980 đến 2001, ông tham gia giảng dạy cho nhiều khoá đào tạo trọng tài tại Mỹ, và rõ ràng sự phát triển như ngày hôm nay của bóng đá Mỹ có đóng góp không nhỏ của Aston. Như một sự tưởng thưởng trực tiếp cho những nỗ lực của ông tại Mỹ, năm 1997, ông được trao tặng danh hiệu cao quý MBE của đế chế Anh.

Ngày 23/10/2001, Aston đã vĩnh biệt cuộc sống ở tuổi 86. Nhưng với đứa con tinh thần của mình, ông sẽ sống mãi cùng những trận đấu của môn thể thao Vua.
Về Đầu Trang Go down
https://fallinlove.forumvi.com
hongduong
Đại tướng
Đại tướng
hongduong


Tổng số bài gửi : 315
Reputation : 33
Join date : 10/08/2011
Age : 31
Đến từ : Đất Tổ Châu Phong

Lịch sử bóng đá !!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Con số 10 trong bóng đá   Lịch sử bóng đá !!! EmptyFri Jun 22, 2012 7:55 am

Con số 10 trong bóng đá

Trong lịch sử bóng đá, người ta hay nhắc đến con số 10 tên lưng cầu thủ với sự ngưỡng mộ và tôn vinh bằng lòng kính trọng. Chúng ta hãy thử cùng tìm hiêu về con số huyền thoại trong bóng đá này nhé

Các fan bóng đá của những thập kỷ trước đã hiểu lầm rằng ngày nay không còn ai giỏi giang trong làng cầu túc nữa và cái ý nghĩ này ảnh hưởng sang nhiều người khác khi mà trong ho luôn hoài niệm về 1 cầu thủ xuất sắc cho riêng mình. Bóng đá hiện đại được vận dụng quá nặng về chiến thuật như 1 quy luật phát triển và tồn tại phù hợp với sự sinh tồn và phá triển của nó. Chính điều đó đang làm biến mất những cầu thủ có lối chơi ảnh hưởng quyết định tới lối chơi của toàn đội bóng, cũng như đang làm mất dần những pha bóng đẹp mắt, những giây phút ngẫu hứng của các thiên tài sân cỏ.
Người ta tiếc nuối cho con số 10 - con số 10 đúng nghĩa của nó.

Nguyên thủy, cầu thủ số 10 là tiền vệ trái cũng như số 8 làm nhiệm vụ tiền vệ phải. Do tính chất đặc thù của vị trí tiền vệ cánh trái thường thể hiện đuợc khả năng nhậy bén và chính xác của mình trong các pha xử lý bóng, do đó dù cùng chung nhiệm vụ nhưng vị trí số 10 thường được các fan yêu thích hơn vị trí số 8. Ferenc Puskas và Roger Piatoni là những cầu thủ nổi tiếng đầu tiên ở vị trí con số 10 nguyên thủy. Con số 10 lúc đầu tiên ra đời chỉ mang ý nghĩa như vậy, còn vào thời điểm đó, con số mơ ước của các cầu thủ tẻ tuổi, những cậu bé, những fan hâm mộ là con số 9 ( con số này đã Post ở trên rồi ) tức là trung phong - con số của người ghi bàn. Vào thời điểm ấy, con số 10 và 8 chỉ đuợc coi là " trợ lý " cho con số 9 mà thôi.

Nhưng tới năm 1958, lần đầu tiên người ta chụp phần lưng áo nhiều hơn là chụp bộ mặt cầu thủ, và người đã bắt các phóng viên phải làm việc ấy là Pele, chính anh là người làm cho những cậu bé biết mơ ước về chiếc áo số 10. Pele trở thành vua bóng đá và con số trên áo đại diện cho anh cũng như của nhiều siêu sao khác. Nhắc đến con số 10, cái tên người ta nhắc đến chính là Pele. Từ đó trở đi, con số 10 trở thành 1 huyền thoại. Song, con số 10 lúc này để chỉ 1 con người chứ không để chỉ 1 vị trí trên sân như hậu vệ, tiền vệ hay tiền đạo. Bởi đơn giản, con số 10 có mặt khắp trên sân và mang linh hồn của đội bóng. Ở Mundial 58, Pele chơi ở vị trí trung phong còn Didi là tiền vệ dẫn dắt lối chơi của Brazil theo sơ đồ chiến thuật 4-2-4; nhưng ở WC sau, Pele lại là người chơi ở vị trí trung tâm hàng tiền vệ làm nhiệm vụ đưa Brazil tới chức vô địch WC, và trên lưng anh, vẫn là con số 10 tuyệt diệu.

Con số 10 nổi tiếng ngay sau Pele đó là cầu thủ lắm tài nhiều tật Maradona. Trong đội hình thi đấu của CLB Naponi và đội tuyển quốc gia Arghentina, tất cả hàng tiền vệ chỉ có trách nhiệm thu hồi bóng và chuyền cho Maradona để anh này tạo ra những đường chuyền quyết định hoặc ghi bàn thắng. Nếu so về độ ảnh hưởng của Maradona tới lối chơi của đội bóng thì Pele không thể sánh được Maradona, nhưng vì sao mà người ta gọi Pele là vua bóng đá chứ không phải là Pele là do những vấn đề về đạo đức và lối sống của cầu thủ này. Con số 10 là 1 con số để chỉ sự hoàn hảo, do đó Maradona chỉ được biết đến như 1 cầu thủ nổi tiếng của nền bóng đá Thế giới.

Một con số 10 nổi tiếng nữa là Platini - người được biết đến như là 1 con số 10 hoàn mỹ. Anh chơi ở tuyến giữa sân nhưng người ta cũng thấy anh đảm nhiệm cả vị trí tiền vệ công và kiêm thêm nhiệm vụ của 1 hậu vệ. Và khi cần . là 1 tiền đạo. Cho tới giờ, só bàn thắng đưa Platini tới danh hiệu vua phá lưới tại Euro vẫn chưa có ai phá được thành tích của anh.

Con số 10 được biết đến với 1 ý nghĩa thật sự đó là linh hồn của đội bóng. Cầu thủ mang áo số 10 luôn dành được sự tôn vinh đặc biệt của đồng đội cũng như các fan hâm mộ, họ lãnh trọng trách đưa đội bóng tới chiến thắng. Họ là trung tâm mà những cầu thủ khác xoay xung quanh họ như những vệ tinh, lối chơi được xây dựng xung quanh cầu thủ này. Chiến thắng hay thất bại, đá hay hay đá dở là do cầu thủ này. Chính vì tầm quan trọng của vị trí số 10 này mà hiện nay, tất cả các đội bóng đều không dám để 1 cầu thủ số 10 tồn tại theo đúng nghĩa của nó, rủi do quá lớn. 1 chấn thương, 1 cuộc " đào tẩu " sang CLB khác sẽ là 1 thảm họa, bởi khi đó, đội bóng sẽ như rắn mất đầu, đội bóng sẽ không là chính họ nữa. Hãy nhìn Zidane - cầu thủ xuất sắc nhất hiện nay thì rõ, từ khi còn thi đấu cho Juventus cho tới khi thi đấu cho Real Madrid, hay ngay trong mầu áo đội tuyển quốc gia Pháp, Zizou phải chơi dung hòa với kỷ luật toàn đội nếu không muốn ngồi dự bị. Vị trí số 10 thật sự đang biến mất, có lẽ, con số 10 cuối cùng của nền bóng đá đương đại là R.baggio - nhưng cũng đã giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế
Về Đầu Trang Go down
https://fallinlove.forumvi.com
Sponsored content





Lịch sử bóng đá !!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử bóng đá !!!   Lịch sử bóng đá !!! Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Lịch sử bóng đá !!!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chủ đề: Lịch sử
» Chủ đề: Nhân vật lịch sử
» 1 số luật trong thi đấu bóng đá
» Câu chuyện của trái bóng
» Bóng Ma - Ghost

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TRÍ TUỆ TỎA SÁNG :: Phòng thể thao :: Bóng đá-
Chuyển đến