CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN - WELCOME TO FORUM Học Tiếng Anh theo phương pháp thần kỳ
TRÍ TUỆ TỎA SÁNG
Để xem đầy đủ thông tin trên diễn đàn, hãy đăng nhập, nếu bạn chưa phải là thành viên thì hãy đăng kí


Học Tiếng Anh theo phương pháp thần kỳ My-Network-icon
TRÍ TUỆ TỎA SÁNG
Để xem đầy đủ thông tin trên diễn đàn, hãy đăng nhập, nếu bạn chưa phải là thành viên thì hãy đăng kí


Học Tiếng Anh theo phương pháp thần kỳ My-Network-icon

TRÍ TUỆ TỎA SÁNG

Nơi cảm xúc thăng hoa, nơi khởi đầu hạnh phúc, nơi bình yên, khoảng lặng của tâm hồn và nơi chúng ta fall in love

 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Top posting users this month
No user
Thời sự

 

 Học Tiếng Anh theo phương pháp thần kỳ

Go down 
Tác giảThông điệp
hongduong
Đại tướng
Đại tướng
hongduong


Tổng số bài gửi : 315
Reputation : 33
Join date : 10/08/2011
Age : 31
Đến từ : Đất Tổ Châu Phong

Học Tiếng Anh theo phương pháp thần kỳ Empty
Bài gửiTiêu đề: Học Tiếng Anh theo phương pháp thần kỳ   Học Tiếng Anh theo phương pháp thần kỳ EmptyFri Sep 05, 2014 5:24 pm




Đây là một cách tiếp cận khá hay mà chúng ta nên tham khảo. Trong mỗi chúng ta những ai đang học và sẽ học tiếng Anh phải đọc tài liệu vô cùng bổ ích này .


Trước hết mình share cho các bạn đọc , còn những tài liệu , phương pháp học có trong ebooks này mình sẽ tìm link và update lên cho các bạn sau.
Trước khi download ebook thì mời mọi người xem qua video
[You must be registered and logged in to see this link.]
Đây là link tải về:
[You must be registered and logged in to see this link.]



Những tài liệu cần thiết trong quá trình học:
Phát âm
1. Master Spoken English
Part 1
[You must be registered and logged in to see this link.]
Part 2
[You must be registered and logged in to see this link.]
Part 3
[You must be registered and logged in to see this link.]
Part 4
[You must be registered and logged in to see this link.]
Pass giải nén : softvnn.com
Chính xác tên của nó là Master Spoken English - Feeling Phonics ( DVD Rip)
2. Pronunciationworkshop
Video + Vietsub by langmaster.edu.vn

Download Video: [You must be registered and logged in to see this link.]
Download Ebook PDF: [You must be registered and logged in to see this link.]

Password to download: getitfreebuddy.blogspot.com
hoặc
[You must be registered and logged in to see this link.]

3. Mastering the American accent
Mastering the American accent ( 4CD + 1 Ebook )

CD1 : [You must be registered and logged in to see this link.]
CD2 : [You must be registered and logged in to see this link.]
CD3 : [You must be registered and logged in to see this link.]
CD4 : [You must be registered and logged in to see this link.]
PDF : [You must be registered and logged in to see this link.]

Pass: baosamacmt

Xem phim: Friends
SS01 (24Eps): [You must be registered and logged in to see this link.]
SS02 (24Eps): [You must be registered and logged in to see this link.]
SS03 (25Eps): [You must be registered and logged in to see this link.]
SS04 (24Eps): [You must be registered and logged in to see this link.]
SS05 (24Eps): [You must be registered and logged in to see this link.]
SS06 (25Eps): [You must be registered and logged in to see this link.]
SS07 (24Eps): [You must be registered and logged in to see this link.]
SS08 (24Eps): [You must be registered and logged in to see this link.]
SS09 (24Eps): [You must be registered and logged in to see this link.]
SS10 (18Eps+2bonus): [You must be registered and logged in to see this link.]

Luyện nghe: Listening Practice through Dictation
Bộ giáo trình luyện nghe gồm 4 cấp độ:
[PDF+Audio] Listening Practice through Dictation
[You must be registered and logged in to see this link.]

Trọn bộ Efforrtless English : [You must be registered and logged in to see this link.]
Hoặc link fshare cho 6 CD
CD1 [You must be registered and logged in to see this link.]
CD2 [You must be registered and logged in to see this link.]
CD3 [You must be registered and logged in to see this link.]
CD4 [You must be registered and logged in to see this link.]
CD5 [You must be registered and logged in to see this link.]
CD6 [You must be registered and logged in to see this link.]



MỤC ĐÍCH CỦA BÀI VIẾT:
1. NẾU CÁC BẠN ĐÃ DÀNH THỜI GIAN ĐỂ ĐỌC VÀ TÌM HIỂU THÌ MÌNH TIN RẰNG VIỆC HỌC SAI PHƯƠNG PHÁP LÀ ĐIỀU KHÔNG THỂ XẢY RA.
2. CÁC BẠN CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ TỐT NHẤT TRONG THỜI GIAN NGẮN NHẤT, TẤT NHIÊN KHÔNG CÓ CHUYỆN ĐỐT CHÁY GIAI ĐOẠN.
3. BÀI VIẾT HẦU NHƯ CÓ THỂ GIẢI ĐÁP TẤT CẢ CÁC VẤN ĐỀ CŨNG NHƯ THẮC MẮC CỦA BẠN ĐỌC.
4. MỘT KHI ĐÃ XÁC ĐỊNH HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP THÌ BẰNG BẤT CỨ GIÁ NÀO CÁC BẠN CŨNG PHẢI HỌC CHO TỚI BẾN. VIỆC BỎ HỌC GIỮA CHỪNG LÀ ĐIỀU KHÔNG THỂ. NẾU KHÔNG CÓ ĐỦ NIỀM TIN THEO TỚI CÙNG CÁC BẠN NÊN BỎ CUỘC NGAY TỪ ĐẦU ĐỂ ĐỠ MẤT THỜI GIAN.
Nhằm giúp các bạn hiểu và học đúng theo phương pháp ngay từ đầu, hôm nay mình sẽ có bài viết để các bạn có cái nhìn tổng quan giúp định hướng tốt trong quá trình học. Tránh những sai lầm không đáng có và tiết kiệm thời gian cho các bạn.
Như các bạn đã biết mặc dù phương pháp này đã có từ lâu rồi nhưng vấn đề hiểu sai và học sai phương pháp không phải là điều gì mới mẻ, nó làm cho các bạn cảm thấy học không mấy hiệu quả cũng như là mất quá nhiều thời gian để quay lại học từ đầu.
Mình từng biết có bạn học 9 tháng rồi mà không thu được gì nên đã bỏ cuộc giữa chừng, sau quay lại chỉ trích phương pháp cũng như anh Mon.
Các bạn thấy không, đừng cố chạy nhanh rồi đi theo bạn ấy nhé
Tất nhiên còn rất nhiều trường hợp tương tự như thế nữa.
Việc các bạn không dành thời gian tìm hiểu phương pháp dẫn đến hiểu sai và học sai nó rất tai hại.

Bài viết có sử dụng trích dẫn của anh mon về các dẫn chứng kết quả khoa học cũng như là các bài viết có giá trị để mọi người có thêm kinh nghiệm trong quá trình học.
Trước hết mình xin nhắc lại các cơ sở khoa học của phương pháp:
1. Triết học Lão-Trang: thuận theo tự nhiên. Trẻ em học ngôn ngữ mẹ đẻ như thế nào thì ta học theo thế đó: nghe nói trước tiên và sau đó là đọc viết. Đây là 1 điều mà không ai phủ nhận được, vì quá trình nghe nói trước, đọc viết sau, là quá trình mà bất cứ 1 đứa trẻ nói ngôn ngữ bản xứ đều trải qua, và không một ai bị thất bại nếu chịu học theo quá trình này. Trái ngược lại nếu các bạn học theo phương pháp thông thường đang được giảng dạy là học ngữ pháp, làm bài tập... có cơ sở nào để khẳng định rằng nó thành công? Điều này không 1 ai biết, giống như ông nông dân trồng cây, may rủi rơi vào ai đó. Cho nên trong 1 triệu người học theo cách ngữ pháp, bài tập thì có khoảng vài chục, hay vài người thành công là chuyện bình thường
2. Các kết luận của Ngôn ngữ học:
-Bạn chỉ có thể nhớ 1 từ khi nghe và thấy (hay viết) nó từ 20 lần trở lên và trong 1 hoàn cảnh hoàn toàn hiểu được
-Thành công trong Tiếng Anh là kết quả của 80% các yếu tố như niềm tin, sự hưng phấn, sự kiên trì... 20% còn lại là cái lớp ta ngồi, giáo trình ta học
-Việc giỏi ngữ pháp là kết quả của việc đọc sách nhiều
3. Phân tâm học: Nếu bạn muốn dùng Tiếng Anh như 1 phản xạ tức là nói mà không cần suy nghĩ, viết mà không cần tìm từ... thì bạn phải nghe đi, nghe lại, đọc đi đọc lại... cùng 1 lượng thông tin để nó in xuống tiềm thức
4. Triết học duy vật biện chứng: chuyển hoá lượng chất và phương pháp Kaizen way. Càng lên cao thì sự tiến bộ càng chậm lại, và muốn tiến bộ nhanh nhất thì bạn phải học mà không bỏ ngày nào
Với những người mới vào học thì trong thời gian đầu tầm 2,3 tháng các bạn chỉ tập trung luyện 3 phần phát âm và nghe LTPD 1, nhớ xem phim Friends mỗi ngày. Coi phim có sub-có tác dụng giúp các bạn tắm Tiếng Anh. Mặc dù không hiểu vẫn cứ kệ, vì đây là giai đoạn giúp các bạn làm quen dần với tiếng anh, để não bộ thích nghi được với các tần số âm thanh của tiếng anh... cho nên đừng đòi hỏi tại sao ta nghe mà không hiểu vậy nghe để làm gì. Hãy nhớ là phải có sub, vì có nhiều bạn đòi xem không sub, hãy ghi nhớ đây là giai đoạn đầu cho nên phải có sub để mỗi lần ta nghe diễn viên nói câu gì thì mắt ta nhìn thấy cái câu đó, làm cho các bạn nhận biết các từ đó dễ dàng, và lần sau khi nghe lại câu đó thì trong bộ óc của ta lại hiện cái câu đó. Coi phim còn có tác dụng giúp các bạn thấm được tiếng anh bằng cảm xúc, tức là có những từ ngữ liên quan đến cảm xúc thì nhờ diễn viên mà ta thu nhận được, vd những từ ngữ thô tục hay chửi rủa thì nhờ họ gào to chửi nhau trong phim mà ta có cảm xúc cái từ, cái câu chửi...
Link phim:
[You must be registered and logged in to see this link.]
CÁC BẠN HỌC PHÁT ÂM THEO PHƯƠNG PHÁP SAU:
1. Quên toàn bộ những gì đã học từ trước tới nay: cụ thể đâu là trọng âm, nguyên âm, âm nuốt... bởi vì những thứ này những người bản xứ bình thường họ cũng không biết đâu. Vậy các bạn biết để làm gì? Tương tự cho Tiếng Việt, việc đọc một từ, một câu nào đó là do các bạn nghe nhiều nó quen, và tuỳ vào vùng miền-Bắc-Trung-Nam mà mỗi một từ, một câu có thể có cách đọc khác nhau.
Các bạn đều là người Việt thế nhưng có mấy ai đủ khả năng để chỉ cho người nước ngoài về cách đọc các từ Tiếng Việt, cũng như đâu là chủ ngữ, vị ngữ, cách ráp từ thành câu... Hay là các bạn chỉ biết một điều rằng: hồi giờ tôi đọc, tôi viết, tôi nói vậy nó thành thói quen rồi. Tương tự cho Tiếng Anh
Chú ý: Dù phát âm từ đơn hay 1 câu thì phải càng to càng tốt, thậm chí là gào. Điều này AJ Hoge có nói và Lí Dương-tác giả của English Crazy cũng tương tự. Bạn chỉ có thể tự tin cũng như sử dụng tiếng anh 1 cách tốt nhất, nếu bạn đọc nó to lên, cho nên đừng có lí nhí.
2. Về cách học 3 phần phát âm :
Mater Spoken English
[You must be registered and logged in to see this link.]
Pronunciationworkshop: Cái này chỉ là phụ nhằm để khắc phục các âm thiếu trong Master Spoken English. Cố gắng học 3 lần rồi bỏ cũng được.
Mastering the American accent: Không có video, bù lại lượng từ là rất lớn, các bạn nghe audio và sử dụng nút pause, lặp lại y hệt những gì người ta phát âm.
Chú ý: Các bạn sẽ học từng bộ phát âm 3 lần rồi chuyển sang bộ tiếp theo cũng như thế. Nghĩa là học bộ 1 ba lần, xong chuyển sang học bộ 2 ba lần, và cuối cùng là bộ còn lại 3 lần. Không học theo kiểu mỗi bộ 1 lần rồi chuyển sang bộ khác nhé, học thế không hiệu quả.
Quan trọng nhất là bộ phát âm 1 và 3, các bạn cần học cho kĩ.
Master được bộ 1 thì việc đọc lại các bài LPTD trở nên hết sức dễ dàng.
KẾT QUẢ: Sau khi tập nói hết mấy từ đơn, thì đọc lại bài văn. Việc đọc lại bài văn sẽ trở nên dễ dàng và chính xác như người bản xứ, nếu bạn đã biết phát âm các âm cơ bản và "tắm Tiếng Anh" trong 1 thời gian dài, nhờ việc "tắm" mà bộ óc được làm quen dần với các tần số Tiếng Anh. Nếu ai đó phát biểu rằng: chúng ta là người Việt Nam, không phải người Anh-Mỹ nên việc nói giống như người bản xứ là điều không thể- điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học, chỉ là phát biểu dựa trên cảm nhận. Ai đó có ở miền Bắc, thì chỉ cần vào miền Nam sinh sống vài năm, "tắm trong ngôn ngữ của Miền Nam" 1 thời gian dài, để rồi xem người miền Bắc này có nói y chang người miền Nam không? Nếu không là do người này cửa đóng, then cài, màn che, rèm phủ, không tiếp xúc với người khác...
Sau khi thỏa mãn các điều kiện trên thì các bạn mới có thể đi đến hoàn thiện tất cả các kĩ năng.
Trước khi đi vào phân tích các kĩ năng thì bạn đọc cần biết:
MỐI QUAN HỆ TƯƠNG HỖ:
Nghe, đọc (bằng mắt), nói và viết có mối quan hệ sau:
1. Việc nói (to thành tiếng) tốt là kết quả của việc tập nói và nghe nhiều. Cho nên ai đó có hỏi nên học nghe trước hay nói trước, thì câu trả lời: học song song.
2. Việc nghe tốt là kết quả của việc nói tốt và nghe nhiều
3. Việc đọc (bằng mắt) tốt là kết quả của việc nói, nghe, đọc, viết
4. Việc viết tốt là kết quả của việc đọc nhiều.
VÀ BÂY GIỜ CHÚNG TA SẼ ĐI ĐẾN PHẦN CHÍNH, CÁCH HỌC HIỆU QUẢ LPTD.
PHẦN 1: Cách học hiệu quả LPTD bao gồm 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và chi tiết cách học cho từng kĩ năng.
A. KĨ NĂNG NGHE:
Nghe bao nhiêu là đủ, theo mình thì LPTD xếp theo trình độ tăng dần bài viết, càng về sau thì bài càng dài và có nhiều từ mới nên để hiệu quả nhất các bạn nên nghe tăng dần như sau:,
+ Phần 1 mỗi bài nghe ít nhất 100 lần.
+ Phần 2 mỗi bài nghe ít nhất 120 lần.
+ phần 3 mỗi bài nghe ít nhất 130 lần.
+ phần 4 mỗi bài nghe ít nhất 150 lần.
Cách nghe:
1. Bạn phải vừa nghe và vừa nhìn vào transcripts nhiều lần để đoạn văn đó bắt đầu in dấu ấn trong não bộ, sau đó mới tiến hành đọc lại nhiều lần cái đoạn văn vừa nghe-có tác dụng repetition và luyện đọc.
2. Phải nghe và nhìn từ vựng cùng 1 lúc để lần sau mỗi khi nghe lại từ này thì trong đầu ta sẽ hiện lên cái từ đó, tương tự cho cả câu. Cho nên nếu như bạn tra từ trước mà không nghe, thì làm sao bạn biết từ đó đọc như thế nào-học như thế này có tác hại: dễ quên từ và nhiều khi đọc lộn từ-vì phát âm tiếng anh, có nhiều từ ta phải nghe người bản xứ đọc thì ta mới đọc lại đúng được chứ không phải thấy nó quen là ta có thể đọc được
Trong giai đoạn này tuyệt đối không được tra từ điển.
3. Nếu các bạn đọc hết thì sẽ có chỗ anh Mon nói rằng khi bạn nghe LTPD2 thì các bạn nghe lại các bài của LPTD1. Thấy nhiều bạn hỏi và không hiểu rõ vấn đề này nên mình cũng trả lời luôn.
Khi các bạn nghe LPTD2 thì các bạn dành ra khoảng 1 tiếng để nghe các bài LPTD1, nghe từ 5 đến 10 bài thôi mỗi bài 5 lần chẳng hạn, mục đích là tăng số lần nghe các bài lên và duy trì đến giai đoạn đọc. Khi đến giai đoạn đọc LPTD1 thì bài nào bạn đọc bạn bỏ qua không nghe nữa, tương tự cho các phần sau.
KINH NGHIỆM:
1. Không đọc nhẩm hay đọc thành tiếng trong khi nghe vì nó sẽ làm bạn mất tập trung vào bài nghe cũng như giảm hiệu quả khi học, lỗi này nhiều bạn mắc phải mà không biết.
2. Nếu không có nhiều thời gian thì các bạn có thể nghe từ 10 bài đến 20 bài trong 1 ngày. Mỗi bài nghe 5 lần rồi chuyển nghe các bài tiếp theo.
Mình cũng đã nói từ trước, hiệu quả tốt nhất vẫn là nghe một lúc tất cả 40 bài trong 1 ngày, nó tốt hơn cho việc lặp lại và ghi nhớ.
KẾT QUẢ: Việc nghe đi nghe lại mà vẫn không hiểu cái bài (tức là không cần tra từ điển) có tác dụng cho các bạn tắm tiếng anh (giống như phim) hãy để Tiếng anh vào tai, và mắt tự nhiên. Và nhiệm vụ mà các bạn phải làm cho được đó là phải biết được cái từ, cái câu, cái bài ta nghe nó phát âm như thế nào và nó được viết ra làm sao. Có nghĩa là các bạn chỉ cần làm được điều này: nghe được cái từ đó đọc như thế nào và biết hình dạng nó như thế nào (tức cái chữ đó viết ra làm sao), còn cái nghĩa thì không cần quan tâm. Lí do: đừng làm cùn mòn phản xạ tự nhiên bằng cách dừng lại tra từ điển để hiểu, và nó có tác dụng giúp các bạn nhớ cái từ cái câu đó rất dai. Hãy cứ nghe đi nghe lại và nhìn vào transcripts mặc dù không hiểu, sẽ có những câu nhờ các bạn nghe nhiều mà tự động bộ não nó hiểu (các bạn cứ yên tâm, rồi sẽ gặp các trường hợp thế này)
B. KĨ NĂNG ĐỌC:
Để chuyển sang giai đoạn này các bạn cần thỏa mãn 2 điều kiện:
+ Đã học xong 3 cái phát âm mỗi cái 3 lần.
+ Đã nghe xong các bài tối thiểu với số lần như trên
Cách đọc:
Bây giờ cách đọc chính xác nhất theo những công trình khoa học mà anh Mon đã dành thời gian nghiên cứu.
1. Các bạn nghe 100 lần/ bài (hoặc ít hoặc nhiều hơn)-không có đọc thầm theo trong khi nghe, vì nó rất tai hại.
2. Sau đó bắt đầu tới giai đoạn đọc lại: các bạn nghe họ đọc 1 câu nào đó xong nhấn pause-đọc lại y chang câu đó, chỗ nào lên giọng, chỗ nào xuống giọng, chỗ nào kéo dài... cứ như thế cho tới hết bài. Đọc như vậy 1 hoặc 2 lần thôi-nhớ đọc to nhé.
3. Các bạn không cần nghe audio họ đọc nữa mà nhìn vào pdf và tự đọc-nhớ đọc to nhé-khoảng 15 lần
Đây là cách đọc chính xác nhất-những ai đọc không giống như trên thì cũng được thôi, nhưng có điều nó tiến bộ không nhanh bằng cách này đâu và nó tốn thời gian
KINH NGHIỆM:
1. Về số lần đọc thì các bạn đọc bao nhiêu lần cũng được nhưng cần đáp ứng điều kiện là đọc nhuần nhuyễn từng bài, chứ nếu mà đọc các bạn vẫn còn vấp thì vẫn cần phải luyện lại, có thể đọc theo mình như sau.
- Phần 1 ít nhất 30 lần cho mỗi bài.
- Phần 2 ít nhất 40 lần cho mỗi bài.
- Phần 3 ít nhất 50 lần cho mỗi bài.
- Phần 4 ít nhất 60 lần cho mỗi bài.
2. Cái này cực kì quan trọng nên mọi người phải chú ý.
Có một sai lầm đa số người học mắc phải trong đó có cả mình. Đó là chưa phân biệt được rõ trọng âm của từ nên giọng đọc các từ luôn luôn đều nhau, không hay, không có cảm xúc, có khác chút thì chắc là ở phần ngữ điệu của câu mà thôi do bạn nghe quá nhiều lần. Việc này rất quan trọng vì người bản xứ khi nói một câu, họ chỉ nhấn trọng âm, những thứ còn lại hầu như chỉ lướt qua hoặc chúng ta có thể nghe không rõ, nếu các bạn sai hay chủ quan ở bước này thì sẽ rất khó nhận biết được những gì họ nói, còn nhiều cái hại các bạn có thể tự tìm hiểu
Anh mon đã nhắc nhở mục đích đọc ít nhất 2 lần có audio nghĩa là ở bước này các bạn phải thực sự nghe được từ và trọng âm của nó rơi vào đâu, chỉ như thế thì các bạn mới thấy sự thay đổi trong cách đọc và giúp cho các bạn nghe tốt hơn.
Ở phần đọc lại có nghe audio, các bạn phải làm tốt ở bước này.
Theo mình nên làm như sau:
- Các bạn bật file mp3 và nghe họ đọc 1 câu thì dừng lại, những gì bạn cần làm là phải thật sự sử dụng đôi tai của mình, nghe thật chăm chú để phân biệt trọng âm của những từ ( 2 âm tiết, 3 âm tiết,..). Những chỗ nào người ta nhấn giọng hay thay đổi âm từ thấp lên cao thì đó chính là trọng âm.
- Kinh nghiệm của mình là khi người ta đọc 1 câu thì mình chỉ quan tâm đến những từ có 2,3,.. âm tiết để xác định trọng âm của chúng. Trường hợp các bạn nghe lần đầu mà vẫn chưa xác định được thì các bạn chỉ cần nghe lại một vài lần, chắc chắn sẽ có sự thay đổi. Mình có kiểm tra lại kết quả bằng từ điển thì hầu như là chỉ có 1 vài từ hơi khác 1 chút . Đó không phải là vấn đề, cái chúng ta cần là thời gian. Nên không có gì khó cả, bước quan trọng đó là lặp lại, lặp lại và phân biệt. Đôi tai của bạn sẽ làm tốt việc của nó, việc của bạn phải thật tập trung để nhận ra sự khác biệt trong 1 từ với cách đọc của họ xem họ nhấn mạnh hay lên cao vào âm nào thì đó chính là trọng âm của từ.
- Chúng ta không nên tra từ điển để biết những thứ này, trừ trường hợp tò mò, nghe mãi mà không phân biệt được . Tiếng anh có bao nhiêu từ như thế tra mất nhiều thời gian với lại nó không tự nhiên, những đứa trẻ bản xứ học đâu có từ điển. Vì không ai dậy chúng dùng từ điển để làm mấy thứ này , với lại còn bé thì nó đã biết gì đâu ^^, chúng sử dụng sức mạnh của đôi tai để phân biệt. Các bạn cũng có thể làm vậy. Theo thời gian mọi thứ sẽ khá lên.
- Khi nào các bạn nhận ra được trong âm của các từ trong câu dồn vào âm nào thì các bạn đọc lại câu ấy thật to, thật rõ, nhấn âm cũng như là ngữ điệu của câu, sau thì có thể bỏ qua và chuyển sang câu tiếp , cứ làm như thế cho đến hết. Tiếp đến thì các bạn đọc từ 2,3 lần không cần nhìn transcripts và chú ý âm nhấn và ngữ điệu của từ. Đoc càng to càng tốt, thậm chí là gào. Nó có tác dụng giúp bạn ghi nhớ trọng âm một cách tự nhiên cũng như là cải thiện kĩ năng đọc rất nhiều cũng như nó liên quan đến các kĩ năng khác, mọi thứ đều là những mắt xích liên quan đến nhau. ( Đọc lại có nghe file mp3 và sử dụng nút pause tầm 2 lần, có thể bạn thực hiện tăng dần theo từng phần, quan trọng là bạn phân biệt được là ổn)
- Các bạn yên tâm 1 điều là sau khi thực hiện những bước trên thì lần sau bạn đọc lại cái bài đó sẽ hay hơn, và bộ não sẽ tự xác định âm nhấn trong những từ có nhiều âm tiết như kiểu phản xạ ấy, cái này rất hay
Sau bước này các bạn có thể chuyển sang đọc không cần nhìn transcripts. Cảm thấy bài nào mà có từ bạn không tự tin hay không chắc chắn về trọng âm của từ thì chỉ cần nghe lại cái câu, cái từ đó để xác định. Mình nhắc lại việc làm này hoàn toàn dễ dàng, chỉ cần bạn nghe lại và tập trung thì chắc chắn sẽ nhận ra được.
- Bước này các bạn cần làm tốt và phải làm cho bằng được, đừng đọc kiểu cho có hay máy móc vì nó có rất nhiều tác hại. Bạn nên đặc biệt chú ý, nó giúp bạn rèn luyện đôi tai của mình. Theo thời gian thì bạn nhận ra mình nghe rõ hơn, đọc hay hơn chính là ở chỗ này
3. Việc đọc lại bài to thành tiếng của LPTD thì ngày nào các bạn cũng phải tập đọc để luyện nói và phát âm. Một bài các bạn muốn đọc bao nhiêu lần cũng được, ít nhất 10 lần hoặc đọc đến khi nào cảm thấy giống thì qua bài mới. Nhưng bắt buộc là ngày nào cũng luyện đọc, không đọc bài này thì đọc bài khác.
4. Giai đoạn này tuyệt đối vẫn chưa được tra từ điển.
C. KĨ NĂNG VIẾT:
Bài nào các bạn đã nghe nhiều lần, đọc nhiều lần nhuần nhuyễn thì mới chuyển sang giai đoạn viết.
Cách viết:
1. Các bạn đọc từng câu trong bài sau đó thì viết ra giấy, từ nào không hiểu thì tra từ điển và viết riêng từ đó ít nhất 20 lần, vừa viết vừa đọc phát âm và nghĩa của từ đó.
Ví dụ các bạn tra nghĩa của từ blessing là hạnh phúc thì các bạn ghi riêng từ này ra 20 lần, phát âm và đọc nghĩa: " blessing nghĩa là hạnh phúc, và cứ thế lặp lại đủ 20 lần."
Các bạn làm như thế cho đến hết bài
2. Tiếp theo các bạn nên làm 1 lần nữa là đọc từng câu trong bài và các bạn phải hiểu được nghĩa của câu đó, làm như thế đến hết bài thì các bạn phải hiểu được ý nghĩa của bài, hiểu sai, cũng không phải là vấn đề nhưng bắt buộc phải hiểu. Vì việc hiểu mơ hồ khiến các bạn rất khó học thuộc. Bước này không cần chép lại.
3. Các bạn chuyển sang chép lại cái bài đó như chép phạt, các bước làm tương tự. Các bạn đọc lại từng câu và chép câu đó ra giấy cho đến hết bài., Chú ý là tuyệt đối không được dịch, vì khi bạn chép ra như thế thì phần nào bạn cũng hiểu được nghĩa của câu rồi, lặp lại nhiều lần thì các bạn sẽ hiểu được hết ý nghĩa của bài và theo thời gian thì khả năng hiểu không cần dịch cũng tăng lên.
Về số lần viết thì theo mình tốt nhất nên như sau:
+ Phần 1 viết ít nhất 5 lần mỗi bài.
+ Phần 2 viết ít nhất 7 lần mỗi bài.
+ Phần 3 viết ít nhất 8 lần mỗi bài.
+ Phần 4 viết ít nhất 10 lần mỗi bài.
Đó là số lần tối thiểu các bạn cần đáp ứng, ngoài ra để biết viết thế nào hiệu quả thì các bạn xem mình khi đã viết đến số lần tối thiểu trên, các bạn đọc 1 câu thì các bạn có thể viết câu đó ra mà không cần nhìn vào transcipts mà phần nào hiểu được ý nghĩa của câu là được, nếu chưa thỏa mãn thì phải viết thêm. ( Như thực tế thì khi viết đến số lần đó thì các bạn sẽ viết được hết cái bài mà không biết tại sao đâu ^^)
Viết xong như trên thì gần như bạn đã thuộc cái bài đó rồi.
KINH NGHIÊM:
1. Các bạn không có dùng google translate-ai dùng cũng được nhưng nó tai hại hơn là các các bạn tự dịch
2. Các bạn không dùng từ điển anh-anh khi học phần 1 vì nó làm các bạn hiểu không cần dịch chậm lắm
3. Sẽ có những bài có từ dịch rất khó, kiểu như bạn dịch xong các từ nhưng khi lắp ghép vào nội dung nó không ăn nhập với nhau. Các bạn cứ bỏ qua, dịch tiếp các câu sau, khi đến hết bài các bạn quay lại dịch sẽ hiệu quả hơn vì phần nào các bạn biết được nội dung của bài rồi.
4. Học được một thời gian thì bạn có thể nhìn ra rằng: Một bài nào đó bạn có thể học thuộc nhanh hay không, từ đó thì dành nhiều thời gian đọc cho bài khó hơn.
5. Phần 1, phần 2 do các bài ngắn nên bạn nào có nhiều thời gian thì trong cùng một ngày các bạn có thể dịch và học thuộc 2 bài. ( Nhiều hơn cũng không phải vấn đề, có ngày mình dịch và học thuộc được 6 bài , đừng bạn nào làm theo mình nhé :P)
Cách mà nhiều bạn vẫn đang làm là dịch 2 bài 1 lúc rồi sau chép lại 2 bài đó, sau mới học thuộc từng bài hoặc để sang hôm sau mới bắt đầu học thuộc.
Mình khuyên các bạn: Dịch 1 bài sau đó chuyển sang viết và học thuộc luôn sau đó chuyển dịch bài 2, viết và học thuộc. Đây là cách hiệu quả nhất.
Qua phần 3, phần 4 thì mỗi ngày các bạn chỉ có thể dịch và học thuộc 1 bài thôi để đảm bảo học tốt và chắc chắn nhất.
6. Sau đây là ví dụ khi dịch 1 bài của anh Mon.
Unit 8. Bubbles in Boiling Water
Where do the bubbles come from when you boil water?
Water is a liquid. When it is heated, it moves around faster and faster. When it starts to boil, the liquid turns into a gas. This gas is called water vapor. This gas is lighter than the water around it. It rises to the top. Then it disappears into the air.
As the water gets hotter and hotter, it starts turning into gas very quickly. A lot of bubbles form at the same time. All these bubbles try to escape at once. The bubbles push the water out of the way and “jump” out. This is what we call “boiling water.”
More and more water turns into gas. More of it disappears into the air. After a while, every drop of the water will be gone. Try it and see!"
Nội dung của bài văn này gần như là khoa học, nó là sự thoát hơi của nước khi đun nóng
Câu 1: Bubbles in Boiling Water-Bong bóng trong nước sôi-Các bạn có thể dịch khác chứ không nhất thiết như Doremon. Doremon đã nói việc dịch lại bằng Tiếng Việt là để giúp các bạn hiểu thôi, cho nên các bạn không cần quá cứng nhắc trong nghĩa
Câu 2: Where do the bubbles come from when you boil water? Bong bóng-hay bọt nước xuất hiện từ đâu khi bạn đung sôi nước. Doremon không thích dịch vậy thì có thể dịch kiểu khác: Bọt nước đến từ đâu khi nước được đung sôi-Câu dịch này gần như không liên quan gì đến câu Tiếng Anh nếu như các bạn dịch sát theo từng từ, như từ you-bạn Doremon cũng không có trong câu dịch...
Nhưng dù dịch như thế nào đi nữa thì Doremon cũng truyền tải được nội dung của câu Tiếng Anh
Cái vấn đề Doremon muốn nói với các bạn là vậy. Các bạn không cần cứng nhắc và bó buộc bằng từ điển hay các qui tắc. Cụ thể như
-Từ điển: nếu từ boil từ điển chỉ dịch ra nghĩa là đun sôi thì các bạn lấy từ đun sôi đó ráp vào câu. Trong một số trường hợp nếu dịch qua Tiếng Việt nó dễ hiểu thì không nói, còn không thì bó tay. Như các bạn thấy có nhiều từ các bạn tra từ điển mà vẫn không cách nào tìm ra từ thích hợp để dịch
Lí do: Từ điển cũng là do người ta tìm từ Tiếng Việt tương tự để diễn tả từ Tiếng Anh, cho nên không có nghĩa rằng các bạn phải lấy nguyên từ đó thế vào
- Cấu trúc câu: Nếu các bạn học ngữ pháp thì các bạn tuân theo các qui tắc như câu này phải dịch như thế này, câu kia phải dịch thế kia. Việc làm này Doremon nhắc lại: NÓ KHIẾN NGÔN NGỮ MẤT ĐI PHẦN HỒN, hay cụ thể là nó làm các bạn hiểu rất máy móc
Câu 3: Water is a liquid. When it is heated it moves around faster and faster.
Nước là chất lỏng. Khi nó được đung nóng thì nó chuyển động ngày càng nhanh (Các bạn có thể dịch khác, diễn sao diễn tả được ý cho người khác hiểu là đạt yêu cầu)
Câu 4: When it starts to boil, the liquid turns into a gas. This gas is called water vapor.
Khi nước được đung sôi thì chất lỏng nó chuyển thành hơi ga. Đây là cái người ta gọi nó là hơi nước
Câu 5: This gas is lighter than the water around it. It rises to the top. Then it disappears into the air.
Hơi ga này thì nó nhẹ hơn nước xung quan nó cho nên nó nổi lên trên mặt, sau đó biến mất vào trong không khí
Câu 6: As the water gets hotter and hotter, it starts turning into gas very quickly. A lot of bubbles form at the same time.
Khi nước ngày càng nóng hơn thì nó bắt đầu chuyển thành hơi ga rất nhanh. Rất nhiều bong bong-bọt nước được tạo thành tại cùng thời điểm
Câu 7: All these bubbles try to escape at once. The bubbles push the water out of the way and “jump” out. This is what we call “boiling water.”
Tất cả những bong bóng này nó cố thoát ra ngay lập tức. Bong bóng-bọt nước sẽ đẩy nước ra khỏi chỗ của nó và nhảy ra ngoài. Đây là những gì mà người ta gọi là đun nước sôi
Đối với đoạn văn này thì nếu theo cách dịch thông thường, các bạn sẽ dịch sát nghĩa của nó cụ thể là từ tiếng anh như thế nào, các bạn tra từ điển sau đó ráp lại
Việc dịch như thế nó sẽ khiến các bạn không thể nào hiểu được các bạn đoạn văn cấp cao và nhiều khi dịch bậy. Đây là chỗ khác biệt giữa: hiểu Tiếng Anh bằng cách dịch qua Tiếng Việt, với hiểu Tiếng Anh bằng chính Tiếng Anh
Cụ thể:
- Khi hiểu Tiếng Anh bằng cách dịch qua Tiếng Việt thì nó làm các bạn hiểu rất là "cạn" ý nghĩa của câu nói và điều này dẫn tới hiểu nhầm, hiểu bậy. Và suốt đời có khi các bạn cũng không thể nào thật sự hiểu được ẩn ý của những câu nói bằng Tiếng Anh
- Khi hiểu Tiếng Anh bằng chính Tiếng Anh thì học càng lâu theo cách của Doremon thì các bạn càng hiểu chính xác và ẩn ý của người nói, có nghĩa là các bạn gần như bản xứ
ví dụ cho các bạn thấy: Cũng là bộ phim Friends nhưng nếu để nguyên ngôn ngữ Tiếng Anh thì các bạn xem và nếu hiểu thì cười lộn ruột. Còn khi dịch qua Tiếng Việt thì xem và hiểu nhưng chẳng thấy chỗ nào là đáng cười cả-cái lí do là vậy
Điều này giống như sau:
- A nói với B về câu chuyện 1
- B kể với C về câu chuyện của A. C hiểu câu chuyện-nhưng câu chuyện này không phải là của A, mà nó là phiên bản của B-tức là nó mất đi sự chính xác
Tương tự vấn đề Tiếng Anh cũng vậy:
- Nếu để nguyên văn thì các bạn hiểu chính xác tác giả muốn nói cái gì
- Hiểu qua bản dịch thì gần như các bạn hiểu ý của người dịch, chứ không phải nguyên văn của tác giả Tiếng Anh
Thông qua bài này anh Mon muốn nhắc nhở chúng ta một điều : ĐỂ HIỂU CHÍNH XÁC TIẾNG ANH THÌ CHỈ CÓ MỘT CON ĐƯỜNG DUY NHẤT LÀ HIỂU BẰNG CHÍNH NGÔN NGỮ TIẾNG ANH
( Cái này là nhiệm vụ của phần 2)
D. HỌC THUỘC:
Sau khi trải qua 3 kĩ năng trên thì chúng ta chuyển sang giai đoạn quan trọng nhất đó là học thuộc. Khi đó từ vựng mới thực sự thuộc về chúng ta và có một điều rất đặc biệt là các bạn sẽ nhớ những từ này rất dai trừ khi không còn học tiếng anh nữa.
Nếu các bạn chịu làm đúng theo các qui trình trên thì việc học thuộc các bài LPTD không phải là vấn đề.
Nhiều bạn có thể đọc lại bài đó không cần nhìn transcript mà không hiểu nghĩa, lí do các bạn đã trải qua các giai đoạn trên và lặp lại nó quá nhiều lần. Nhưng cái quan trọng chính là các bạn đọc nhưng phải hiểu được cái nghĩa của từ, của cái câu mình đang đọc.
Việc các bạn vẫn gặp khó khăn trong việc học thuộc nguyên nhân là các bạn học chưa đủ lượng và chất để chuyển đổi, nhiều bạn học nôn nóng, cố học cho xong để chuyển sang bài tiếp theo. Kết quả là các bạn rất khó học để thuộc mà nếu có thuộc thì cũng không thể nhớ từ một cách tốt nhất.
KINH NGHIÊM:
1. Để học thuộc một cách dễ dàng và ghi nhớ tốt nhất thì các bạn cần kết hợp các yếu tố: Ngôn ngữ hình thể, cảm xúc, năng lượng và sự tưởng tượng. Càng mạnh mẽ bao nhiêu thì đảm bảo lần sau gặp cái từ, cái câu đấy bạn có thể hiểu mà không cần dịch. Các bạn đọc từng câu và cố gắng dùng ngôn ngữ hình thể cũng như cảm xúc, trí tưởng tượng của mình để miêu tả nó sao cho các bạn phải hiểu được cái nghĩa của câu. Làm như thế đến hết bài.
Sau khi đọc thuộc qua 1 lần rồi thì các bạn lặp lại mỗi bài 5 lần không nhìn transcripts và khi đọc xong thì phải hiểu được ý nghĩa của bài. Nhớ kết hợp các yếu tố nói trên.
2. Các bạn đã học thuộc bài nào của LTP thì không cần cố gắng kiểu như là phải nhớ bài đó. Chỉ cần học thuộc và đọc lại mà không cần nhìn pdf thì ngày sau quên nó đi cũng được. Việc học như vậy nó chỉ cung cấp cho bạn cái cơ bản, để làm nền tảng học cao hơn thôi.
Yêu cầu của tối thiểu của anh Mon.
Sau khi học xong LPTD thì phát âm-đọc lại cái bài, nghe và hiểu không cần dịch phải đạt 70% trở lên. Có nghĩa là:
-Phải thuộc ít nhất 70% từ vựng của LPTD
-Nghe và hiểu không cần dịch phải đạt 70%
-Đọc lại cái bài ít ra phải giống 70% so với audio
Còn nếu các bạn học theo qui trình trên thì khả năng hiểu không cần dịch của bạn ít nhất là 80,90 %, các cái khác sẽ tốt dần theo thời gian. Cái này các bạn tự mình kiểm chứng.
Để tăng khả năng hiểu không cần dịch và nhớ từ cho nó dai-không có quên thì
-Tăng số lần nghe lên-100 lần cho các bài LPTD, khoảng 40 lần cho EE
-Tăng số lần đọc lại cái bài lên 15-20 lần/bài
-Đến giai đoạn chép lại cái bài thì từ nào chưa biết nhớ tra từ điển và viết nó nhiều lên-chép 20 lần từ mới. Sau đó chép lại toàn bộ cái bài nhiều lên-khoảng 5 lần
ĐẾN ĐÂY THÌ CHẮC CÁC BẠN SẼ CÓ THẮC MẮC: HIỂU KHÔNG CẦN DỊCH NGHĨA LÀ NHƯ THẾ NÀO?
Hiểu không cần dịch-tức là các bạn để nguyên văn Tiếng Anh như thế và nghe audio hay đọc lại cái bài bằng Tiếng Anh mà vẫn hiểu chứ không có dịch qua Tiếng Việt.
Mình xin trích dẫn ví dụ của anh Mon.
Unit 1: A Big Responsibility
B : Mom, can I get a puppy?
W: No, Billy. Taking care of a pet is a big responsibility.
B : I promise to take good care of him, and you won’t have to remind me to do things for him.
W: A dog isn’t a toy that you play with for awhile. He will be part of our life for the next 10 or 20
years. He is a living creature.
B : I understand that, Mom. I promise to feed him every morning and take him for walks every afternoon.
W: That’s part of the responsibility, but there’s more. He needs a license and has to go to the vet to get
shots. A dog also needs companionship. You can’t go off with your friends and leave him locked up
in the house all day.
B : I understand, Mom. I have almost $100 in the bank so I can pay for his license and shots now.
W: There are other expenses, too. Dog food is rather expensive.
B : Well, I have my job mowing lawns and I’ll get a newspaper route.
W: I think we should discuss this with your father when he gets home. This is a family decision.
B : OK, Mom. Thanks!"
Chỉ cần các bạn để nguyên văn như vậy mà không dịch qua Tiếng Việt, và hiểu được khoảng 70% nội dung của đoạn văn đó là đạt yêu cầu của LPTD. Nếu ai hiểu ít thì các bạn phải viết lại và tra từ điển ở giai đoạn viết
Doremon lấy ví dụ như câu này: "I think we should discuss this with your father when he gets home". Các bạn có 2 trường hợp
TH1: Các bạn đọc nguyên văn Tiếng Anh và hiểu được
TH2: Các bạn không hiểu gì hết
Lúc này giai đoạn 3 là viết thì Doremon đã nói: các bạn tra từ điển để hiểu cái nghĩa của câu. Và câu đó có nghĩa là: "Mẹ nghĩ chúng ta nên thảo luận với cha của con khi ông ấy về nhà"
Đương nhiên các bạn có thể dịch dở hoặc hay hơn, nhưng đảm bảo các bạn sẽ hiểu được phần nào nội dung của câu. Cứ như thế thì sau giai đoạn viết các bạn gần như hiểu được nội dung của cái bài
Lúc này nếu các bạn tiến hành đọc lại cái câu : "I think we should discuss this with your father when he gets home" thì Doremon cam đoan các bạn sẽ phần nào hiểu nội dung của nó mà không cần dịch
Và cứ như thế theo thời gian khả năng hiểu không cần dịch của các bạn nó sẽ tiến bộ lên rất nhiều
Doremon đưa ra khoảng thời gian cụ thể: khoảng hơn 1 năm sau khi các bạn học đúng theo phương pháp thì khả năng hiểu không cần dịch của các bạn mới tốt được. Còn mới học thì các bạn phải chấp nhận hiểu mơ hồ hoặc hiểu sai
Phần 2: LỊCH HỌC CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU.
A. LỊCH HỌC CHUNG DO ANH MON SẮP XẾP PHÙ HỢP VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI.
1. Luyện phát âm trước và nghe phần 1 LPTD
2. Khi đã nghe xong phần 1 thì nghe tiếp phần 2, lúc này đọc lại phần 1
3. Sau khi nghe phần 2 xong thì nghe tiếp phần 3, phần 2 tiến hành đọc lại, phần 1 tiến hành viết lại
4. Sau khi nghe xong phần 3 thì tiến hành nghe phần 4, phần 3 tiến hành đọc lại, phần 2 tiến hành viết lại, phần 1 tiến hành học thuộc
Có nghĩa là làm sao các bạn phải đảm bảo trong 1 ngày các bạn xếp thời gian sao đó mà nó thõa mãn: tháng đầu tiên thì các bạn chỉ có thể luyện nói và nghe thôi. Nhưng sang tháng thứ 2 thì phải là: luyện nói + nghe+ đọc lại. Sang tháng thứ 3 thì: luyện nói+ nghe+ đọc lại+ viết lại. Sang tháng thứ 4 thì: luyện nói+ nghe+ đọc lại+ viết lại+ học thuộc
Trong khi học LPTD và luyện phát âm như đã nói thì nhớ xem phim Friends
Trong giai đoạn này thì các bạn dành thời gian chính cho việc luyện nói và nghe-có nghĩa là dành thời gian cho nó nhiều hơn"
...................................
Nhân đây Doremon nói luôn. Vì các bạn học quá bậy so với những gì Doremon chỉ cho nên có người thì tiến bộ nhanh, có người thì tiến bộ chậm, thậm chí là không có… Cho nên Doremon sẽ tóm tắt lại toàn bộ như sau
1. Phương pháp của Doremon gồm 4 giai đoạn: nghe, nói, đọc, viết
2. Phải nghe đi, nghe lại… thế nhưng cách tốt nhất mà Doremon sắp xếp như sau: đó là gần giống như bạn... bởi vậy những ai mới bắt đầu hoặc còn mơ hồ về phương pháp thì các bạn đọc kỹ lại. Những ai còn học sai sau khi đọc xong bài này thì các bạn tiến bộ chậm hoặc không thì ráng chịu thôi-Doremon không nhắc lại nữa đâu
Thứ 1: tuyệt đối không có xem phim, tin tức gì bằng Tiếng Anh trừ phim Friends có sub-ai xem không sub có gì thì ráng chịu. Nếu có xem phim gì khác thì phải đảm bảo là có sub, nhưng cái chính là phim Friends
Thứ 2: tuyệt đối không đọc bất cứ cái gì như sách, báo chí… khi chưa học xong những gì Doremon đã chỉ
Thứ 3: Giáo trình học phát âm gồm 3 cái phát âm như đã nói: trong đó có 2 cái hình ảnh và 1 cái không. Học 2 cái có hình ảnh trước: MasterSpokenEnglish và pronunciation workshop. Trong 2 cái có hình ảnh thì cái MasterSpokenEnglish là chính, sau đó tới cái không hình ảnh là Mastering the American Accent
Thứ 4: Giáo trình học là LPTD, EE và sách thiếu nhi
Vì mỗi một người học theo cách của Doremon thì có từ vựng, ngữ pháp khác nhau… do học ở đâu đó cho nên các bạn tự sắp xếp cho mình. Và cách tốt nhất, chung nhất như sau:
1. Tháng đầu tiên chỉ luyện phát âm và nghe phần 1 của LPTD-nếu chăm chỉ thì chỉ cần 1 tháng là các bạn luyện gần hết phát âm và nghe được rất nhiều lần của phần 1
2. Tháng thứ 2: nếu luyện chưa xong 3 cái phát âm thì cứ tiếp tục+ đọc lại các bài của phần 1+ nghe thêm bài mới của phần 2
3. Tháng thứ 3: nếu luyện chưa xong 3 cái phát âm thì cứ tiếp tục+ chép lại mấy bài đã nghe đi nghe lại đọc đi đọc lại của phần 1+ đọc lại bài của phần 2 + nghe thêm bài của phần 3
4. Tháng thứ 4: nếu luyện chưa xong 3 cái phát âm thì cứ tiếp tục+ bắt đầu học thuộc mấy bài phần 1+chép lại mấy bài của phần 2+ đọc lại mấy bài của phần 3+ tiếp tục nghe bài mới của phần 4
Doremon xếp 4 giai đoạn này mỗi giai đoạn 1 tháng, nếu các bạn có ít thời gian thì mỗi giai đoạn của các bạn có thể là 1 tháng 15 ngày hay 2 tháng
Sau khi qua được 4 giai đoạn trên thì các bạn phải đảm bảo:
1. Đã học xong 3 cái phát âm-lúc này vứt nó luôn không đụng đến nữa
2. Sau khi đã học thuộc bài phần 1 thì vứt nó luôn không đụng đến nữa
3. Tiếp tục học thuộc phần 2+ viết lại phần 3+ đọc lại và nghe lại phần 4-do phần 4 từ vựng nó nhiều
Sau khi qua giai đoạn này thì các bạn đảm bảo
1. Đã học xong phần 2 và vứt nó luôn
2. Tiến hành học thuộc phần 3+ đọc lại phần 4+chép lại phần 4. Bắt đầu nghe bài ministory của EE
Cứ như thế cho EE, có nghĩa là
1. Nếu đã học xong phần 3 của LPTD thì vứt nó luôn
2. Tiến hành học thuộc phần 4+ đọc lại mấy bài ministory+ nghe thêm mấy bài của ministory
……
Cứ như thế
Và tùy vào mỗi người hiểu như thế nào thì Doremon sẽ sắp xếp riêng để các bạn học nhanh hơn, như trường hợp bạn...
Về phần viết lại mấy cái bài thì các bạn đọc chỗ Doremon trả lời cho bạn...
Và trong mỗi ngày học thì các bạn nhớ xem phim Friends có sub
Có nghĩa là: nếu các bạn học không giống Doremon thì các bạn cũng tiến bộ nhưng nó chậm thôi, còn học bậy nữa thì chẳng được gì...
...........
B. LỊCH HỌC CHO NHƯNG BẠN MUỐN ĐẠT HIỆU QUẢ CAO NHẤT, TRONG THỜI GIAN NHANH NHẤT.
Tất nhiên cái gì cũng có giá của nó, để làm được điều này các bạn cần đầu tư nhiều thời gian hơn.
Để đạt được hiệu quả cao nhất các bạn cần kết hợp tất cả các kĩ năng trong một ngày. Có nhiều bạn hiểu nhầm đoạn này.
Không phải là các bạn đọc 1 bài trong 1 ngày xong chuyển sang viết và học thuộc đâu. Bạn đọc 1 ngày 10 đến 20 bài bài mỗi bài tầm 3 đến 5 lần trong vòng 10 ngày chẳng hạn, khi nào cảm thấy nhuần nhuyễn thì chuyển qua đọc 10 bài tiếp, những bài đã đọc xong mới chuyển sang viết và học thuộc trong vòng 1 ngày.
Nếu các bạn đã đọc và hiểu những gì mình viết ở trên các bạn có thể dựa vào cái chung để có thể tự sắp xếp lịch học cho riêng mình vì thời gian của mỗi người là khác nhau.
Cái này mình nghĩ nhiều người đã áp dụng và đang học rất hiệu quả.
Mình sẽ lấy một ví dụ để cho các bạn dễ hiểu về lịch học này.
1. Tháng 1,2,3: Các bạn đã học xong 3 phần phát âm và nghe xong phần LPTD 1
2. Tháng 4:
- Nghe LPTD2, dành thời gian nghe lại LPTD1 ( từ 5 đến 10 bài, mỗi bài 5 lần), khi nào những bài này chuyển sang đọc thì chuyển sang nghe 5 đến 10 bài tiếp.
- Đọc LPTD1
+ Đọc tầm 10 bài đến 20 bài 1 ngày, bài nào đọc xong nhuần nhuyễn chuyển luôn sang viết và học thuộc. Bài nào đã học thuộc rồi thì bỏ qua không cần xem lại nữa.
+ Trong thời gian viết, học thuộc những bài trên thì các bạn chuyển sang đọc 10 bài kế tiếp. Đọc bao nhiêu lần là tùy bạn chỉ cần bạn thấy nhuần nhuyễn là có thể chuyển qua bài khác, cái này mình có nói ở trên.
xong lại chuyển sang giai đoạn viết, học thuộc. Cứ làm thế cho đến hết.
3. Tháng 5:
- Nghe LTP 3, dành thời gian nghe lại LPTD2 ( từ 5 đến 10 bài, mỗi bài 5 lần), khi nào những bài này chuyển sang đọc thì chuyển sang nghe 5 đến 10 bài tiếp.
- ĐỌC, VIẾT, HỌC THUỘC LTD2
4. Tháng 6:
- Nghe LPTD 4, dành thời gian nghe lại LPTD3 ( từ 5 đến 10 bài, mỗi bài 5 lần), khi nào những bài này chuyển sang đọc thì chuyển sang nghe 5 đến 10 bài tiếp.
- ĐỌC, VIẾT, HỌC THUỘC LTD3.
5. Tháng 7:
- Nghe EE
- ĐỌC, VIẾT, HỌC THUỘC LTD4.
Đến phần EE thì có 2 cách học (Theo AJ hoge hoặc theo anh Mon)

Nguồn: Facebook
Về Đầu Trang Go down
https://fallinlove.forumvi.com
 
Học Tiếng Anh theo phương pháp thần kỳ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO Ý TƯỞNG
» Người đẹp đông phương
» Mai Phương Thúy đẹp rạng ngời
» Khắc Khoải Miền Trung - Khánh Phương
» Các bức thư mẫu thi B1 tiếng Anh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TRÍ TUỆ TỎA SÁNG :: Phòng học tập và trao đổi kinh nghiệm :: Danh mục tài liệu tham khảo :: Tài liệu khoa học cơ bản :: Ngoại ngữ-
Chuyển đến