CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN - WELCOME TO FORUM Những mẩu chuyện về Bác Hồ
TRÍ TUỆ TỎA SÁNG
Để xem đầy đủ thông tin trên diễn đàn, hãy đăng nhập, nếu bạn chưa phải là thành viên thì hãy đăng kí


Những mẩu chuyện về Bác Hồ My-Network-icon
TRÍ TUỆ TỎA SÁNG
Để xem đầy đủ thông tin trên diễn đàn, hãy đăng nhập, nếu bạn chưa phải là thành viên thì hãy đăng kí


Những mẩu chuyện về Bác Hồ My-Network-icon

TRÍ TUỆ TỎA SÁNG

Nơi cảm xúc thăng hoa, nơi khởi đầu hạnh phúc, nơi bình yên, khoảng lặng của tâm hồn và nơi chúng ta fall in love

 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Top posting users this month
No user
Thời sự

 

 Những mẩu chuyện về Bác Hồ

Go down 
Tác giảThông điệp
hongduong
Đại tướng
Đại tướng
hongduong


Tổng số bài gửi : 315
Reputation : 33
Join date : 10/08/2011
Age : 31
Đến từ : Đất Tổ Châu Phong

Những mẩu chuyện về Bác Hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Những mẩu chuyện về Bác Hồ   Những mẩu chuyện về Bác Hồ EmptyMon Jun 18, 2012 5:24 pm

Những mẩu chuyện về Bác Hồ Chandung%2520ct%2520ho%2520chi%2520minh%5B1%5D
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969)

Giản dị và tiết kiệm

Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng:
Khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều. Học tập Bác đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác tôi có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo bà:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
Câu chuyện bà kể khiến chúng tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu.
Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động : “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, câu chuyện nhỏ trên đây chính là một nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng ta học tập

Có thể cho người nghèo những thứ ấy


Khoảng năm 1914, Bác Hồ - lúc bấy giờ gọi là Nguyễn Tất Thành - đã đến Luân Đôn - Thủ đô của nước Anh. Ở đây có thời gian Bác phải làm phụ bếp cho khách sạn Cáctơn (1).
Ở khách sạn Cáctơn, hằng ngày có người phục vụ dưới bếp. Những người này, sau khi khách ăn xong, có nhiệm vụ phải thu dọn bát đĩa... và đổ tất cả thức ăn thừa vào một cái thùng to rồi sau đó đem đổ đi. Có khi những thức ăn thừa là một phần tư con gà, hay cả đĩa bánh mỳ và những miếng bít tết to tướng...
Đến lượt anh Thành làm phụ bếp, những thức ăn thừa của khách, anh đem để riêng và đậy lại cẩn thận sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng rồi đưa cho nhà bếp.
Thấy vậy ông đầu bếp Étcốtphie hỏi lại anh:
- Tại sao anh không đem những thức ăn này đổ vào thùng như những người khác?
- Anh Thành điềm tĩnh trả lời:
- Không nên đem vứt những thứ này đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy.
Câu nói của anh Thành làm cho ông đầu bếp rất ngạc nhiên, vì ông thấy từ trước tới nay, chưa có ai ở khách sạn này nghĩ và nói như anh Thành.
Ông chủ bếp và mọi người nhìn anh biểu hiện một sự quý mến và khâm phục trước tấm lòng yêu thương của anh đối với những người nghèo.
(1) Một khách sạn nổi tiếng ở Luân Đôn do ông Étcốtphie người Pháp làm đầu bếp.

CÂU CHUYỆN NHỎ VÀ BÀI HỌC LỚN




Những mẩu chuyện về Bác Hồ Cauchuyennho
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng



Vào một buổi sáng của năm 196... nào đó, Bác Hồ đi từ ngôi nhà sàn của Người sang Phủ Thủ tướng tìm đồng chí Phạm Văn Đồng để trao đổi về một vấn đề quan trọng...

Trong một bài hồi tưởng về cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đồng chí Việt Phương kể lại một câu chuyện sau đây:

Vào một buổi sáng của năm 196... nào đó, Bác Hồ đi từ ngôi nhà sàn của Người sang Phủ Thủ tướng tìm đồng chí Phạm Văn Đồng để trao đổi về một vấn đề quan trọng. Lúc đó, đồng chí Phạm Văn Đồng đang làm việc tại Văn phòng, tuy cũng nằm trong khu Phủ Chủ tịch nhưng cách xa Phủ Thủ tướng tới vài trăm mét. Một đồng chí bảo vệ vội vã đạp xe ra báo với Thủ tướng. Vội quá, Thủ tướng dùng ngay chiếc xe đạp của đồng chí bảo vệ phóng về gặp Bác. Đồng chí bảo vệ không thể để Thủ tướng rời xa mình, mà lại không có thời gian tìm chiếc xe đạp khác, nên anh đành lập tức chạy bộ theo sau Thủ tướng. Bác Hồ đứng sẵn ở sân chờ đồng chí Phạm Văn Đồng. Khi Thủ tướng vừa xuống xe, chưa kịp chào hỏi gì, Bác đã nói ngay:

- Sao chú không đèo chú bảo vệ đằng sau xe để cùng về, lại để chú ấy chạy bộ?

Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó như chợt nhận ra, vội đáp:

- Xin lỗi Bác.

Đáp vậy, nhưng sau đó đồng chí Phạm Văn Đồng đã suy nghĩ rất kỹ về lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà nghiêm khắc của Bác Hồ. Sáng hôm sau, trong lúc làm việc với một số đồng chí cấp dưới, ông kể lại câu chuyện trên cho mọi người cùng nghe, rồi nói:

- Tôi đã nghĩ về lời của Bác. Lòng nhân ái, thương yêu và kính trọng con người, phải chân thực từ trong tâm của ta, rồi tự nhiên bật ra thành thái độ và hành động, chẳng phải suy nghĩ gì, như là từ bản năng.

Câu chuyện trên đây gợi cho chúng ta một số bài học lớn, có ý nghĩa sâu sắc.

Thứ nhất, ngay cả những nhà lãnh đạo cao cấp nhất cũng luôn luôn cần trau dồi đạo đức, bồi bổ nhân cách và rèn luyện phong cách ứng xử sao cho thực sự nhân ái, xứng tầm. Ai cũng biết Thủ tướng Phạm Văn đồng là một trong những nhà lãnh đạo lỗi lạc của Đảng, Nhà nước và dân tộc ta. Ông không những được nhân dân ta rất kính trọng, yêu mến mà còn được cộng đồng thế giới thừa nhận như một nhà lãnh đạo thông tuệ, hào hoa, lịch thiệp, giỏi giang bậc nhất. Thế mà, tuy ông đã làm tới chức Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn không ngần ngại nhắc nhở, phê bình để giúp đồng chí Phạm Văn Đồng ứng xử cho đúng, tu tâm, dưỡng tính cho thuần hậu, nhân ái, sao cho trở thành “bản năng” của nhà lãnh đạo.

Ở đây ta thấy nét rất đẹp của Bác Hồ trong vai trò của người Thầy, và Thủ tướng Phạm Văn Đồng với tư cách người học trò. Thầy không ngần ngại chỉnh sửa, chỉ bảo học trò theo một cách vừa nhân hậu, nhẹ nhàng, nhưng cũng đủ nghiêm khắc để trò nhận thức được điều Thầy cần chỉ bảo. Về phía mình, học trò là người thực sự cầu thị, thành thực, nghiêm túc tiếp thu sự chỉ bảo của Thầy, suy ngẫm kỹ càng, không hời hợt qua loa mà ghi tâm, khắc cốt, qua đó mà hoàn thiện nhân cách của mình.

Ngày xửa, ngày xưa, Đức Phật Tổ và Đức Khổng Tử cũng dùng phương pháp này để rèn dạy, trao truyền tâm ấn cho học trò. Ngày nay thiết tưởng vẫn cần, rất cần những sự chỉ dẫn - học hỏi như vậy, nhất là đối với các bậc, các cấp lãnh đạo, nếu như họ không muốn trở thành những người “vác mặt quan cách mạng” - như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng cảnh báo.

Thứ hai, là bài học về lòng nhân ái. Bài học này Thủ tướng Phạm Văn Đồng suy ngẫm và rút ra từ câu chuyện nói trên. Theo Thủ tướng thì lòng nhân ái, thương yêu và kính trọng con người không phải là cái gì có thể nguỵ tạo theo kiểu “giả nhân giả nghĩa” để mị dân, mà phải chân thực từ trong tâm của ta, rồi tự nhiên bật ra thành thái độ và hành động, chẳng phải suy nghĩ gì, như là từ bản năng. Đây là một nhận thức rất sâu sắc về đạo đức cách mạng. Lòng nhân ái phải thực sự trở thành cái cốt lõi, thành điểm tựa cho nhân cách của một nhà lãnh đạo chân chính. Chỉ khi đó tình thương yêu và kính trọng con người mới phát từ trong tâm mà ra, hoà quyện vào trong ứng xử hàng ngày của nhà lãnh đạo một cách hết sức tự nhiên, như một bản năng vậy. Như vậy thì lòng nhân ái không thể là cái gì có thể “chế tác”, ngụy tạo một cách giản đơn và chỉ có lòng nhân ái chân thực mới tạo nên uy tín, tạo nên sức thu hút quần chúng và nâng cao tầm của nhà lãnh đạo. Ngược lại, nhà lãnh đạo phải đạt tới tầm nào đó rồi mới hiểu thấu đáo được cội rễ của lòng nhân ái, mới biết yêu thương và kính trọng con người như một bản năng.

Thứ ba, là bài học về mối quan hệ giữa lãnh tụ với nhân dân. Đây chính là điều mà Bác Hồ đã quán triệt cho các học trò của Người ngay từ những ngày đầu của sự nghiệp Dựng Đảng - Cứu Quốc, rằng “công nông là gốc kách mệnh”. Đặc biệt là từ sau khi Đảng ta trở thành một “đảng cầm quyền” thì Người càng đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục cho cán bộ, đảng viên, trí thức ý thức gần dân, thực sự thương yêu và kính trọng nhân dân. Ngay trong tháng đầu tiên của chính quyền cách mạng Hồ Chí Minh đã nhận thấy cán bộ các cấp phạm vào một loạt các sai phạm như: trái phép, cậy thế, hủ hoá, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. Vì vậy, ngày 17 tháng 10 năm 1945 Người đã viết Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, huyện và làng yêu cầu cán bộ ta khẩn trương, nghiêm túc rút kinh nghiệm, gột rửa những sai phạm nói trên. Hai năm sau, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang trải qua giai đoạn rất khốc liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian biên soạn cuốn sách “Sửa đổi lối làm việc” để nghiêm khắc vạch ra những sai phạm trong đạo đức và phong cách lãnh đạo, làm việc của cán bộ các cấp, đồng thời chỉ ra những phương hướng và biện pháp cụ thể để khắc phục. Người cho rằng đạo đức của một người cán bộ, đảng viên phải gồm đủ cả Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm; rằng “sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”, nhưng “tuyệt đối không theo đuôi quần chúng”.

Có thể nói tác phẩm trên đây là những chỉ dẫn sâu sắc và mẫu mực của Hồ Chí Minh về đạo đức và phong cách lãnh đạo, ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
Việt Đức

[Bản tin ĐHQG Hà Nội - số 178, tháng 12/2005]

NHỮNG LỜI BÁC DẠY ĐẦU TIÊN

Mùa thu năm 1946, tôi và ba đồng chí nữa được vinh dự theo Bác về nước trên chiếc tàu Đuymông Đuếvin. Tàu này là một chiếc tàu chiến đã cũ, chạy lừ đừ chậm chạp. Lúc bấy giờ, tình hình ở trong nước đang căng thẳng ai nấy đều sốt ruột mong về sớm, nhưng giờ đây nghĩ lại, đối với chúng tôi, đó là một dịp may hiếm có để được kéo dài những ngày chung sống với Bác.
Trên chuyến xe lửa từ Pari đi Macxây, Bác nói:
- Nước ta còn nghèo vì 80 năm bị đế quốc bóc lột, chiếm đóng. Đồng bào Nam bộ giờ đây còn đổ máu. Chúng ta còn gian khổ chiến đấu nhiều chứ chưa được sung sướng ngay đâu. Các chú về nước chính là để phục vụ Tổ quốc, phục vụ đồng bào...
Lên tàu rồi, một hôm Bác dặn:
- Ở nhà không có gì đâu. Nước ta thiếu máy móc, nguyên liệu, thiếu cả thợ lành nghề, tiền của ta lại ít. Song nước ta giàu về rừng núi, sông biển, đồng bào ta giàu về quyết tâm, dũng cảm và sáng tạo. Các chú về phải chịu thương, chịu khó làm ăn, đưa những cái đã học ở nước ngoài về áp dụng thiết thực vào trong nước, giúp đỡ và hướng dẫn anh em trong nước cùng làm.
Tôi còn nhớ lúc đi tàu, thỉnh thoảng có những hôm tên đại tá chỉ huy tàu tổ chức tập trận trên giữa biển cả mênh mông, tiếng súng đại bác, súng máy các loại thi nhau gầm thét, khói mịt mù, nước biển tung toé ngoài khơi. Trong chúng tôi, thoạt tiên cũng có người hồi hộp, nhưng riêng Bác vẫn điềm nhiên, ung dung hút thuốc lá, đứng xem. Bác mỉm cười bảo chúng tôi:
- Đấy, người ta thử kiểm tra tinh thần của các chú. Các chú có sợ không?
Nhân đó, Bác chỉ cho chúng tôi thấy bọn đế quốc thường hay phô trương, khoe khoang về sức mạnh vật chất, còn nhân dân cách mạng tuy nghèo nhưng hàng triệu người đoàn kết thành một khối, có tinh thần dũng cảm và mưu trí, nhất định đánh bại được bọn chúng...

Tại Đại hội liên hoan anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất, tôi được Bác khen...
Vinh dự đó thuộc về anh em ngành quân giới trong đó tôi nhờ sự chỉ bảo, dẫn dắt của Bác đã đóng góp một phần.
Những lời dạy của Bác như bức cẩm nang quyết định mọi thắng lợi trong công tác của tôi.

Theo thiếu tướng Trần Đại Nghĩa


NỒNG NÀN TÌNH YÊU DÂN, YÊU TỔ QUỐC

Cuối nǎm 1940, Bác về nước. Bác đến hang Pắc Bó ở Cao Bằng ngày 8 tháng 2 nǎm 1941. Trên đường về, Bác biết tin có 40 thanh niên, có người là Đảng viên, là cảm tình của Đảng, ức bọn Nhật Pháp đã tổ chức nhau sang Trung Quốc mua sắm vũ khí đánh Nhật, Pháp, nhưng đến nơi bị Nguyễn Hải Thần phát hiện. Bác đã liên lạc gặp được 40 thanh niên này và giác ngộ họ. Bác nói:
- Ở đây bây giờ không phải là đất hoạt động của chúng ta, đất hoạt động của chúng ta là ở đất nước mình. Bây giờ chúng ta phải gấp rút về nước. Thế là Bác đưa 40 thanh niên này về gần biên giới.
Trong số ấy có các đồng chí Hoàng Sâm, Đàm Quang Trung, v.v...
Bác giao cho các đồng chí Võ Nguyên Giáp và Cao Hồng Lĩnh huấn luyện các anh em ấy, đợi ngày về nước. Bác đi đến đâu là Bác tiếp tục đào tạo cán bộ cách mạng, gây cơ sở đến đấy.
Ở Pắc Bó, Bác lấy tên là Ké Thu. Hội nghị Trung ương Đảng do Bác triệu tập đã họp ở đây. Nghị quyết của Hội nghị này quyết định thành lập mặt trận Việt Minh. Bác làm việc rất có kế hoạch, phân chia thời gian hàng ngày cụ thể, giờ nào làm việc ấy. Bác gương mẫu hàng ngày báo cáo kế hoạch làm việc của mình để mọi người noi theo. Kế hoạch của Bác là sáng dậy tập thể dục, tập quyền, rồi leo núi và làm vệ sinh, sau đó đi tắm. Dù trời rét Bác cũng tắm. Tắm xong uống nước chè (đó là nước nấu bằng lá ngải cứu đã sao vàng). Sau đó dịch lịch sử Đảng, viết báo. Trưa ǎn cơm, rồi đi nghe đài, đọc báo, nghe báo cáo của các địa phương. Buổi chiều tiếp tục làm công việc buổi sáng còn lại sau đó ǎn cơm. Trước khi ǎn cơm, Bác nghe đài, đi lấy củi, tắm và tối thì lên lớp giảng bài. Bác không bao giờ chịu sai chương trình, nếu gặp việc đột xuất thì kiếm thì giờ khác bù vào không chịu lỡ kế hoạch.Ở với Bác hàng ngày, cứ xem Bác làm gì, thì biết là mấy giờ rồi, không cần phải dùng đồng hồ, vì giờ nào việc ấy là tác phong của Bác.
Có một buổi tối lên lớp, nhiều đồng chí tò mò, nghe Bác nói cứ đoán đây là đồng chí Nguyễn Ái Quốc cho nên nói dễ hiểu, dễ nghe, dễ nhớ mặc dù chưa ai gặp bao giờ và cũng chẳng được xem ảnh. Có đồng chí không biết hút thuốc, nhưng cứ bật diêm lên xem mặt. Lần đầu, Bác quay mặt đi. Lần thứ hai, Bác lại quay mặt đi. Lần thứ ba, Bác biết đấy là các đồng chí tò mò. Bác nói:Việc gì Đảng cho biết thì phải tìm hiểu thật sâu, nắm thật chắc, làm thật tốt. Việc gì Đảng và đoàn thể không cho biết thì không nên tò mò. Tò mò chỉ có hại thôi.
Sau khi thành lập Mặt trận Việt Minh, Bác là người đi làm thí điểm việc xây dựng cơ sở Mặt trận ở vùng này, để lấy kinh nghiệm phổ biến cho toàn quốc.
Bác bảo đồng chí Dương Đại Lâm:
-Chú về nói với ông cụ là có ông Ké Thu ở bản Nà Kéo sang chơi. Ông này kể "Tam quốc chí" rất hay. Nói với bố như thế, ông thích nghe Tam quốc chí, chuẩn bị chè nước, Ké Thu sẽ đến.
Tối hôm đó, Bác đến nhà đồng chí Dương Đại Lâm. Mấy ông cụ ở trong bản cũng đến. Bác kể chuyện Tam quốc chí, rồi đến Chinh Đông, Chinh Tây, Thủy Hử... Các cụ kéo đến nghe kể chuyện ngày càng đông. Lúc đó Bác mới nói đến chuyện bây giờ phải làm cách mạng.
Các cụ nói:
- Làm cách mạng thì được thôi. Nhưng phải giết bọn cai tổng đi mới làm cách mạng được tốt. Nếu không bọn chúng báo cho Tây, không làm cách mạng được đâu.
Bác thân mật giải thích để các cụ hiểu nếu làm như thế là không đúng với đường lối mặt trận Việt Minh, đó là không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt đảng phái, không phân biệt nam nữ, v.v... Ai yêu nước, chống đế quốc thì vào mặt trận đó.
Bác nói:
- Cái đinh đóng được vào gỗ là nhờ cái búa. Bây giờ ta vứt cái búa đi. Thì cái đinh không thể nào đóng được vào gỗ. Ta đuổi là đuổi thằng đế quốc đi. Còn cai tổng, lý trưởng nó đều là người mình cả, giác ngộ nó rồi nó cũng đi theo mình thôi.
Các cụ nghe ra sôi nổi bảo:
- Như vậy phải lắm. Thế làm được thôi.
Bác tổ chức được tổ phụ lão cứu quốc đầu tiên ở bản Pắc Bó và rút kinh nghiệm phổ biến ra toàn quốc.
Mặc dù Bác hàng ngày bận trǎm công ngàn việc, nhưng Bác vẫn dành thời gian dạy học vǎn hóa cho các đồng chí Nông Thị Trưng, Thế An, Đức Thành và các đồng chí khác. Bác lại thường xuyên làm tuyên truyền về Đảng, quần chúng tiếp thu như thế nào Bác lại báo cáo với chi bộ. Khi quần chúng đã giác ngộ, Bác tổng kết lại đưa ra chi bộ thông qua và chịu trách nhiệm về quần chúng mà Bác đã tuyên truyền giáo dục. Đấy là ý thức tổ chức của Bác trong việc giáo dục tuyên truyền quần chúng.
Tháng 5-1942, Bác đi họp tỉnh ủy Cao Bằng, Bác đóng vai ông thầy mo kiêm thầy thuốc nhưng mà điếc. Đồng chí Thế Anh đóng vai đón ông thầy mo về chữa cho vợ bị ốm. Lúc này đồng chí Thế Anh mới chỉ biết Bác là ông Ké Thu. Bác nhờ tỉnh ủy Cao Bằng chuẩn bị cho Bác một cuốn sách cúng, một cái thanh la, một con gà và mấy bao gạo nếp. Đồng chí Thế Anh đeo cái bao gạo nếp. Bác đội nón Nùng, lấy khǎn che râu, mặc một bộ quần áo Nùng, tay chống gậy.
Đến ngã ba Đôn Chương thì gặp bọn tổng đoàn và bọn lính gác. Bọn chúng hỏi:
- Đi đâu?
Đồng chí Thế Anh đáp:
- Đi đón ông Ké về chữa cho vợ đang bị bệnh phong.
- Tốt lắm. Về chữa cho vợ tao đang ốm nặng.

Như thế thì gay go rồi. Đồng chí Thế Anh nói đi nói lại với tụi nó:
Ông Ké này cũng xoàng thôi. Chỉ biết cúng có bệnh phong thôi, lại điếc nữa mà.
Nói mãi, chúng nó cũng nhượng bộ và nói rằng:
- Mày đi xong, chiều về nhớ cúng cho vợ tao.
Ông Ké quay lại cười. Đồng chí Thế Anh bực quá, đi một quãng xa, rồi quay lại phê bình ông Ké:
- Đã bảo là điếc rồi, mà ông Ké còn quay lại cười với nó.
Làm vậy nó bắt thì làm sao?
- Nếu không cười thì nó bắt rồi. Điếc thì nó nói không nghe. Nhưng mình còn hệ thần kinh. Ông Ké giải thích mình còn đi lại được, nó vỗ vào người phải biết. Chứ nó vỗ vào mà không đứng lên nó cho là điếc giả vờ, nó bắt rồi.
Đi một quãng, đồng chí Thế Anh lại ngạc nhiên khi nhìn hàm rǎng ông Ké trắng là thế, sao hôm nay lại bẩn vậy. Bác cười và nói:
Chục, chục, cheng cheng, xôi đầy, gà béo đưa cho thầy, thầy ǎn. Ǎn chưa hết nó còn dính như thế!
Bác đã lấy nhựa sung phơi khô tai tái rồi dí vào rǎng sau đó lấy xôi nhét vào. Lúc Bác cười, hạt xôi cứ rơi lả tả. Việc làm này của Bác càng làm cho chúng ta thấy rõ Bác đã chuẩn bị cải trang và giữ bí mật rất chu đáo.
Đi họp xong về đến bản Nà Mạ, đồng chí Thế Anh báo cáo với ông Ké:
- Bây giờ tối rồi không về nữa. Mời ông Ké lên núi nằm, bản này có nhiều cơ sở tốt lắm.
Ông Ké động viên Thế Anh đi. Nhưng đồng chí vẫn cứ bước đi thoǎn thoắt lên núi, Bác phải đi theo. Lên đến nơi, đồng chí dặn ông Ké đừng có đi đâu mà bị lạc khó tìm.
Đồng chí xuống bản gặp đồng chí Đức Thành, và các đồng chí khác.
Đồng chí Thế Anh thật thà nói:
- Bây giờ ông Ké, tôi để ở trên hang, ông Ké thượng cấp ấy mà. Tối nay ông sẽ ngủ ở đây.
Ông chủ nhà nghe nói thấy có "ông Ké thượng cấp" về nghỉ, ông chuẩn bị một con vịt, hai chai rượu, làm ba mâm.
Mâm giữa thịt to hơn, đĩa đầy hơn, nạc hơn. Làm cơm xong, Thế Anh đi đón ông Ké xuống đưa ông Ké vào mâm giữa.
Ông Ké nhìn đồng chí Ba bảo vệ rồi hỏi:
- Chú Ba soạn bữa cơm này phải không?
Đồng chí Ba lúng túng trả lời
- Thưa không.
Đồng chí Đức Thành trả lời:
- Thưa ông Ké đây là tấm lòng tốt của chủ nhà đấy ạ.
Mọi người mời ông Ké vào mâm giữa. Ông Ké không ngồi, ông Ké nói: - Tại sao lại thế này?
Đồng chí Đức Thành đáp:
- Thưa ông Ké, đây là phong tục tập quán ở địa phương.
Bác bảo:
- Đây là tục chứ không phải là phong. Thôi đã trót làm thì chia đều ra cùng ǎn.
Lúc đó phong trào cách mạng ngày một lên cao, bọn mật thám cũng tǎng cường hoạt động và ngày càng có nhiều hành động gian ác. Đồng chí Ba bảo vệ cho Bác lệnh cho Đức Thành giết một tên phản động lợi hại, ở bản Nà Kéo.
Bác biết chuyện, Bác gọi đồng chí Ba lên:
Chú bảo Đức Thành giết tên phản động ở bản Nà Kéo phải không?
Đồng chí Ba lúng túng, chưa dám nói thật, sợ ông Ké phê bình:
- Thưa ông Ké không ạ?
- Không à?

Bác đưa cho đồng chí Ba cuốn lịch sử Đảng Bônsêvích mà Lênin viết: đoạn nói về việc chống ám sát cá nhân. Bác bảo đồng chí Ba đọc đi rồi cho ý kiến.
Đồng chí Ba đọc từ sáng đến tối. Bác hỏi:
- Có thấy gì không?
- Thưa ông Ké không thấy gì ạ.
- Thôi thế tối nay suy nghĩ, sáng mai trả lời. Chú đã suy nghĩ chưa?
- Dạ, suy nghĩ rồi ạ. Thưa ông Ké không thấy gì cả.

Bác bảo tiếp tục đọc và trả lời. Đến trưa Bác lại hỏi.
Đồng chí Ba lại thưa với Bác là không thấy gì. Lúc đó Bác mới nói:
- Nói dối cấp trên tức là nói dối Đảng. Nếu ai cũng như chú làm thế nào Trung ương nắm tình hình cho đúng, để ra đường lối, chủ trương cho sát được.
Nhìn đồng chí Ba ngồi, mặt hơi cúi xuống có vẻ hối hận.
Bác nói tiếp:
- Cái cây có bao nhiêu cành chúng ta đã biết. Bây giờ chúng ta chặt cành đi, thì mầm nó lại mọc lên. Cái cây không chết đâu mà là mọc nhiều mầm lên nữa. Muốn cây chết phải đào tận gốc nhổ nó đi. Giết một vài thằng không thể thay đổi chế độ của nó, mà phải lật cả chế độ của nó đi. Qua lời giảng dạy có lý, có tình, giản dị mà rất sâu sắc của Bác như vậy, đồng chí Ba đã nhận ra khuyết điểm của mình, và tự phê phán rồi hứa quyết tâm sửa chữa.
Bác bảo:
- Quyết tâm như thế là tốt. Nhưng sợ Đức Thành không nhận ra như chú, rồi lúc vô địa phương chỉ đạo phong trào, Đức Thành lại muốn làm gì thì làm, chú không biết, làm thế nào chú lãnh đạo được đồng bào một cách sít sao?
Thế là đồng chí Ba lại bảo đồng chí Đức Thành lên để Bác phân tích cho. Các đồng chí đều hối hận về lỗi lầm của mình đã mắc phải và hứa sửa chữa lỗi.
Bác lại cǎn dặn các đồng chí rất tỉ mỉ là hiện nay đồng bào đang mắc bệnh đậu mùa, đi tuyên truyền cho đồng bào làm cách mạng nhưng nhớ tuyên truyền đồng bào giữ vệ sinh, đừng có giặt quần áo của người bệnh ở nguồn nước. Người nào mắc bệnh phải cách ly ra. Người nào mắc bệnh nặng quá thì phải lấy lá rải xuống để người bệnh nằm cho êm, quần áo phải lấy lá đắng đun lên. Lấy nước mà luộc quần áo, chứ đừng có đem giặt. Bác trông nom từng ly, từng tí đến đời sống của quần chúng. Bác lại dạy cán bộ là làm cán bộ phải biết địa lý Tổ quốc mình, biết cả địa lý thế giới, trước hết phải biết thủ đô các nước. Có đồng chí không thông, Bác lại kiên trì giải thích:
Làm cách mạng phải biết Thủ đô các nước, vì Thủ đô là nơi trung tâm vǎn hóa, chính trị, kinh tế, v.v... Trong cuộc chiến tranh hiện nay, phát xít Đức đang chuẩn bị tiến công vào Thủ đô Mạc Tư Khoa. Nếu nó chuẩn bị tiến công mạnh thì lực lượng chủ yếu của Liên Xô sẽ rút ra đánh du kích. Liên Xô sẽ dùng trong đánh ra, ngoài đánh vào, lại giải phóng Thủ đô. Nhưng mà đối với phát xít Đức, khi Liên Xô đã tấn công, thì nhất định Liên Xô sẽ tấn công vào tận sào huyệt của bọn chúng, tấn công vào tận Thủ đô của bọn phát xít Đức Khi phản công như thế, ta phải gấp rút Tổng khởi nghĩa cho kịp thời. Bọn đế quốc mất Thủ đô là coi như mất cả nước của nó. Thí dụ Đức đánh qua Bỉ, vào Thủ đô Paris là Pháp đầu hàng: Ta phải nắm lấy thời cơ đó mà Tổng khởi nghĩa cho kịp thời.
Bác soạn ra cuốn Việt Nam địa lý diễn ca và Việt Nam lịch sử diễn ca. Bác bảo cán bộ phải biết địa lý, biết lịch sử để giải thích cho đồng bào dễ nhớ. Bác cũng viết một cuốn lịch sử bằng thơ lục bát từ đời Hồng Bàng đến thời Pháp thuộc.
Và cuốn địa lý Việt Nam:

Nước ta hình chữ S
Một bán đảo rất xinh
Trên bờ bể Thái Bình
Tại Đông Nam châu á
Tính bình phương cây số
có 30 vạn hơn (1)
Ngót 20 triệu dân
Sống trong miền nhiệt đới...

Hoặc Bác viết về Cao Bằng:

Cao Bằng đông bắc giáp Tàu
Hà Giang, Bắc Cạn ở vào phía Tây
Nam giáp tỉnh Lạng, gần đây
Bốn nghìn tám dặm tỉnh này gồm bao.
Na-gia, Pia-vắc thật cao
Hơn hai nghìn thước xôn xao một hàng
Sông to thì có Bằng Giang
Xê Lao, Trà Lĩnh chạy ngang hai hàng...

Bác có hai hòn đá. Một hòn tròn và đen, một hòn hơi đục và có cạnh. Hàng ngày Bác dùng hai hòn đá để tập cho cứng gân cốt. Đồng chí Nông Thị Trưng có nói với Bác: Chú Thu ơi, hàng ngày chú đã làm việc vất vả rồi, lúc đọc báo, nghe đài chú ngồi cho thoải mái chứ. Sao chú cứ nắin lấy hai hòn đá đó làm gì?
Bác thân ái chỉ rõ:
- Bác cháu ta trước đây là nhân dân lao động. Bây giờ đi làm cách mạng, do công việc đòi hỏi cho nên ta phải thoát ly. Thoát ly như thế nào rồi về tuyên truyền cách mạng cho quần chúng, ta khoanh tay sau lưng tuyên truyền à. Làm như vậy quần chúng nào người ta nghe. Chưa cuốc được mấy nhát cuốc tay đã phồng lên, quần chúng người ta sẽ bảo cán bộ chỉ nói mép thôi, nhưng làm thì chẳng bằng ai. Cho nên hàng ngày phải luyện tập cho da tay phồng lên, để khi đi làm với quần chúng được lâu hơn khỏi phồng tay.
Đó là quan điểm lao động, quan điểm quần chúng và là quan điểm cách mạng của Bác. Trong cuộc đời hoạt động của Bác, lần bị bọn Tưởng bắt là lần Bác khổ nhất, vì theo Bác "cay đắng chi bằng mất tự do".
Bác bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam từ đầu mùa thu 1942 đến mùa thu 1943 mất 14 tháng trời và trải qua hơn 30 nhà tù. Nó giam Bác trong một phòng kín như bưng, không có ánh sáng lọt vào. Khi nó thả ra, mắt Bác đã lòa đi và chân thì tê liệt. Trong khi Bác ở tù, Trương Phát Khuê đến hỏi cung, hắn hỏi chặn đầu:
Tôi biết ông chính Nguyễn Ái Quốc. Thôi rồi, ông không thể chối được nữa.
Bác thản nhiên trả lời:
- Nếu tôi là Nguyễn Ái Quốc thì thật là hay.
Trương Phát Khuê về bảo là Nguyễn Hải Thần nói láo, đây chỉ là ông đồ yêu nước, chứ đâu có phải là Nguyễn Ái Quốc và nó thả Bác ra. Lúc đó mắt Bác đã bị lòa. Hàng ngày, Bác dậy rất sớm, chờ cho trời sáng dần dần. Khi nhìn thấy ánh sáng mạnh, Bác lại phải quay ngay vào trong tối nuôi con ngươi quen dần để khỏi bị lòa. Lúc nắng, Bác lại đưa chân ra ngoài để cho ánh nắng chiếu vào, những con dòi chui ra và Bác cho thuốc vào chữa đôi chân. Bác dựa vào lan can để tập đi. Bác lại tập leo núi.
Đây là tinh thần trách nhiệm của Bác đối với Tổ quốc.
Chính vì tinh thần cách mạng của Bác cao như thế, Bác đã kịp trở về đưa cuộc cách mạng tháng Tám vĩ đại của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đến thành công. Bác đã được Quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào nhất trí bầu làm Chủ tịch Ủy ban dân tộc giải phóng. Khi đoàn quân giải phóng trở về Thủ đô Hà Nội khởi nghĩa cướp chính quyền, Bác về ở nhà số 48 phố Hàng Ngang viết Tuyên ngôn độc lập. Từ đây Bác đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Đất nước anh hùng của chúng ta ngàn năm mãi mãi truyền tụng công lao vĩ đại của Bác. Bác là cây đại thọ Việt Nam mà rễ ǎn sâu xuống lòng đất, đời đời xanh tươi. Bóng mát che rợp cả ba phần tư thế kỷ 20. Công huân của Bác đối với Tổ quốc, đối với nhân dân muôn đời sáng chói.
Hồ Chủ tịch là người sáng lập lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, là người xây dựng nền Cộng hòa Dân chủ Việt Nam và Mặt trận dân tộc thống nhất, là người cha thân yêu, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên nhừng trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta.
"Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta". (2)

(1) Đây là ước lượng diện tích đất liền, chưa kể các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo khảc trên biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam. (BT)
(2) Điếu vǎn của Ban chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Lê Duẩn đọc trong lễ"truy điệu Hồ Chủ tịch ngày 9-9-1969 tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội



TẤM LÒNG CỦA BÁC HỒ VỚI CHIẾN SĨ


Đối với chiến sĩ là những người hy sinh nhiều nhất cho dân tộc, Bác Hồ thường dành cho anh em sự chăm lo, săn sóc ân tình, chu đáo nhất.
Mùa đông, thương anh em chiến sĩ rét mướt ở rừng núi hay bưng biền, Bác đem tấm áo lụa của mình được đồng bào tặng, bán đấu giá để lấy tiền mua áo ấm gửi cho các chiến sĩ.
Bác thường nói: “Chiến sĩ còn đói khổ, tôi ăn ngon sao được!”. “Chiến sĩ còn rách rưới, mình mặc thế này cũng là đầy đủ lắm rồi!”.
Mùa hè năm ấy (1967), trời Hà Nội rất nóng. Sức khỏe Bác Hồ đã kém, thần kinh tuổi già cũng suy nhược, dễ bị toát mồ hôi, ướt đầm, có ngày phải thay mấy lần quần áo, có khi hong tại chỗ, rồi lại thay ngay. Bác không cho dùng máy điều hoà nhiệt độ. Bác bảo: Mùi nó hôi lắm, Bác không chịu được! (Bác không dùng nên nói vậy thôi, chứ máy đã có nút xã thơm).
Thấy trời oi bức quá, Bác nói với đồng chí Vũ Kỳ:
- Nắng nóng thế này, các chú bộ đội trực phòng không trên nóc hội trường Ba Đình thì sao chịu được? Các chú ấy có đủ nước uống không? Chú thử lên tìm hiểu xem thế nào, về cho Bác biết.
Đồng chí Vũ Kỳ lên, được biết trên đó có một tổ súng 14 ly 5. Ụ cát sơ sài, nêu địch bắn vào thì chỉ có hy sinh, rất nguy hiểm.
Trời nắng chói, đứng một lúc mà hoa cả mắt. Đồng chí Vũ Kỳ hỏi:
- Các đồng chí có nước ngọt uống không?
- Nước chè thường còn chưa có, lấy đâu ra nước ngọt!

Đồng chí Vũ Kỳ về nói lại với Bác, Bác gọi điện ngay cho đồng chí Văn Tiến Dũng:
- Sao các chú không lo đủ nước uống cho các chiến sĩ trực phòng không? Nghe nói ụ súng trên nóc hội trường rất sơ sài, chú phải lo sửa ngay để đảm bảo an toàn cho chiến sĩ trong chiến đấu!
Sau đó Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ đi lấy sổ tiết kiệm của Bác, xem tiền tiết kiệm của Bác còn bao nhiêu.
Tại sao Bác có tiền tiết kiệm? Lương Bác cao nhất nước, nhưng hàng tháng cũng chỉ đủ tiêu. Mọi chi phí sinh hoạt của Bác, từ cái chổi lông gà, đều ghi vào lương cả.
Tiền tiết kiệm của Bác là do các báo trả nhuận bút cho Bác. Bác viết báo nhiều, có năm hàng trăm bài. Các báo gửi đến bao nhiêu, văn phòng đều gửi vào sổ tiết kiệm của Bác. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác cũng đã có tiền tiết kiệm. Đến dịp Tết Nguyên đán, Bác lại đem chia cho cán bộ các cơ quan chung quanh Bác mua lợn để đón xuân.
Đồng chí Vũ Kỳ xem sổ và báo cáo:
- Thưa Bác, còn lại tất cả hơn 25.000 đồng (lúc đó là một món tiền rất lớn, tương đương với khoảng 60 luợng vàng).
Bác bảo:
- Chú chuyển ngay số tiền đó cho Bộ Tổng tham mưu và nói: “Đó là quà của Bác tặng để mua nước ngọt cho anh em chiến sĩ trực phòng không uống, không phải chỉ cho những chiến sĩ ở Ba Đình, mà cho tất cả các chiến sĩ đang trực chiến trên mâm pháo ở khắp miền Bắc. Nếu số tiền đó không đủ thì yêu cầu địa phương nào có bộ đội phòng không trực chiến góp sức vào cùng lo!”
Về sau, Bộ Tư lệnh Phòng không quân báo cáo lại cho Văn phòng Phủ Chủ tịch biết: Số tiền của Bác mua nước uống cho bộ đội phòng không, không quân được một tuần.

Theo TRẦN ĐỨC HIẾU
(Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức
của Chủ tịch Hồ Chí Minh)


DÙ TÁ HAY TƯỚNG ĐỀU PHẢI LO PHỤC VỤ NHÂN DÂN

Vào khoảng tháng 7-1944, một máy bay Mỹ bị quân Nhật bắn rơi ở Hoà An, Cao Bằng. Phi công Mỹ nhảy dù rơi xuống cánh rừng đã bị du kích địa phương bắt.
Lúc này Mỹ ở trong phe Đồng minh chống phát xít. Phi công Mỹ được đưa đến chỗ chúng tôi. Bác gọi tôi đến, chỉ thị:
Tuy ta còn thiếu thốn, nhưng các chú cố gắng cho anh ta ăn uống tương đối, cư xử tử tế, nhân đạo để họ hiểu ta.
[i] - Vâng lệnh Bác, chúng tôi đã làm như vậy. Phi công Mỹ được ăn với khẩu phần hơn chúng tôi.

Sau đó mấy ngày, Bác cho đưa anh ta đến gặp Bác. Bác hỏi chuyện bằng tiếng Anh. Người phi công vô cùng ngạc nhiên, trố mắt nhìn Bác đầy vẻ kính phục, không sao hiểu nổi ở chốn rừng núi này lại gặp được một ông già gầy guộc, mặc áo chàm với đôi mắt rực sáng lại nói tiếng Anh rất thành tạo, am hiểu phong tục nước Mỹ.
Sao (Shaw) – tên người phi công – tha thiết xin được trả về Bộ Chỉ huy Mỹ đang đóng trên đất Trung Quốc, dù có phải tốn phí đến bao nhiêu khi về nước cũng xin Chính phủ Mỹ và gia đình lo chịu.
Bác mỉm cười và giải thích thêm:
- Các anh trong quân đội Đồng minh, cùng chung một mục đích chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới. Chúng tôi cư xử với anh như thế này là thể hiện những cam kết thiện chí chứ không phải dùng anh vào mục đích kiếm lợi.
Sao đã hiểu và càng kính phục, tin tưởng Bác. Sau đó, chính anh ta đã được Bác cho theo sang Côn Minh, trao lại cho Bộ Tư lệnh Mỹ.
… Bác ở Trung Quốc về được một thời gian, Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ điện cho Bác, xin được cử người sang hợp tác bằng cách họ sẽ cho người nhảy dù xuống căn cứ Tân Trào.
Tôi lại được Bác giao nhiệm vụ đón 5 người Mỹ này. Chúng tôi đốt lửa lấy khói làm ám hiệu cho máy bay biết mục tiêu. Khi họ nhảy dù xuống, chúng tôi tập hợp bộ đội hoan hô họ. Họ rất cảm động trước việc làm đó của ta.
Sau khi tiếp 5 nhân viên tình báo quân sự Mỹ, họ đều được Bác giao nhiệm vụ.
Bác chỉ thị thành lập đại đội Việt - Mỹ và chỉ thị tôi làm đại đội trưởng.
Một người Mỹ mang hàm thiếu tá tên là Tômát làm tham mưu trưởng đại đội. Lúc đó, tôi còn nhớ là tôi rất tự hào. Tôi thưa với Bác là nếu thiếu tá làm tham mưu trưởng, thì đại đội trưởng gọi là cấp gì, nào ngờ nét mặt Bác nghiêm lại. Bác bảo:
- Chú phải lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt, dù tá hay tướng, đã là một chiến sĩ cách mạng cũng đều phải lo phục vụ nhân dân cho tất cả.
Từ bấy đến nay tôi luôn luôn nhớ lời dạy ấy.

BÍCH HẠNH
Ghi lời kể của Thượng tướng Đàm Quang Trung


-Sưu tầm-
Về Đầu Trang Go down
https://fallinlove.forumvi.com
 
Những mẩu chuyện về Bác Hồ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tuyển chọn những ca khúc nhạc vàng hay nhất với những giọng ca vàng được nhiều người yêu thích
» Câu chuyện của trái bóng
» Sơ lược về bóng chuyền
» Toy Story 3-2010 Câu chuyện đồ chơi 3
»  Chuyện chàng và nàng chim

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TRÍ TUỆ TỎA SÁNG :: Đọc truyện và cảm nhận :: Truyện ngắn-
Chuyển đến